UBND TP.Hội An vừa ban hành Kế hoạch phát triển du lịch xanh đến năm 2025. Trong đó, thành phố đặt mục tiêu đến năm 2025, các điểm đến gồm khu di sản Hội An, vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, rừng dừa Cẩm Thanh được công nhận là “điểm đến xanh”.
Thời gian qua, cùng với các điểm đến du lịch của cả nước, ngành du lịch Hội An từng bước phục hồi với những tín hiệu lạc quan về thị trường khách nội địa.
Địa bộ xã Thanh Hà đươc lập vào triều Nguyễn, là một xã tương đối rộng lớn có 13 ấp gồm Hậu Xá, An Bang, Nam Diêu, Bộc Thủy, Thanh Chiếm, Bàu Súng, Bàu Ốc, Đồng Nà, Bến Trễ, Trảng Kèo, Cửa Suối, Trà Quế, Cồn Động. Ấp Cồn Động là ấp hình thành sau cùng, ngăn cách bởi dòng sông Cổ Cò. Vào cuối thế kỷ XVII, một cai đội triều đình Huế, là người họ Nguyễn Viết - một trong bát tôn tiền hiền của xã, từ Thanh Chiếm đến khai hoang lập ấp Cồn Động.
Trong những thập niên cuối thế kỷ XIX, do đặc điểm địa - chính trị, Hội An trở thành trung tâm của các trào lưu yêu nước của Quảng Nam. Tháng 10.1927, Chi hội Việt Nam cách mạng thanh niên Hội An được thành lập.
Đầu thế kỷ 17, theo bước chân người Hà Lan, người Anh (thông qua Công ty Đông Ấn Anh - EIC), mong muốn thiết lập một thương điếm ở bán đảo Đông Dương để làm trung gian kết nối tuyến thương mại nội Á. Từ đó Hội An là điểm đến mà người Anh lựa chọn.
Gần một tháng trở lại đây, khách du lịch đến với Cù Lao Chàm bắt đầu tăng trở lại, mỗi ngày hơn 1.000 lượt khách.
Lâu nay, du lịch Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) luôn đối diện với những áp lực về môi trường, hạ tầng và sức chứa. Nâng cao chất lượng điểm đến gắn với thị trường khách cao cấp là chuyện không mới nhưng bao năm nay vẫn cứ loay hoay.