Từ năm 1999 trong trình trạng Khu phố cổ với hang tram ngôi nhà có nguy cơ không biết sụp đổ vào lúc nào, đến nay bằng các nguồn kinh phí từ Trung ương, Tỉnh, địa phương và tài trợ nước ngoài, chúng ta đã tiến hành tu bổ cho hơn 100 di tích nhà nước, công trình hạ tầng. Trong giai đoạn 1990 – 2005, thông qua các chương trình viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản Jica với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật đã tiến hành trùng tu bài bản khoa học nhiều di tích trong phố cổ là hình mẫu điển hình trong trùng tu kiến trúc gỗ. Đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các quy chuẩn, quy trình trung tu di tích, đào tạo lực lượng cán bộ chuyên môn tại chỗ và quan trọng hơn là tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn di sản cho người dân và các cấp chính quyền địa phương.
Từ năm 2003 thông qua dự án Tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong khu phố cổ Hội An với hơn 80 di tích thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân tập thể. Tỉnh Quảng Nam đã quyết định phê duyệt dự án với cơ chế hỗ trợ kinh phí cho người dân từ 40-75%, ngoài ra để tạo điều kiện cho người dân, nhà nước còn có chính sách cho người dân vay phần kinh phí mà người dân phải đóng góp khi tham gia dự án trong vòng 3 năm không có lãi suất. Thành phố Hội An còn vận động có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho người dân tu bổ sữa chữa hơn 200 di tích trong khu phố cổ và di tích vùng ven; các chủ di tích đã tự bỏ kinh phí để trùng tu, sửa chữa hơn 200 trường hợp với nguồn kinh phí rất lớn.
Bên cạnh đó, các Sở, ban ngành của tỉnh đã quan tâm sát sao và tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều văn bản pháp quy như: quy chế “Quản lý, bảo tồn, sử dụng Khu phố cổ Hội An”, các quy chế về trật tự kinh doanh, quảng cáo, về vệ sinh môi trường… đã tạo ra cơ sở pháp lý để quản lý tốt hơn Di sản văn hóa Hội An. Công tác kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm xử lý các sai phạm ảnh hưởng đến Di sản. Qua đó, góp phần quản lý và bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An.
Đến nay, Di sản văn hóa Hội An đã trở thành thương hiệu khá hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước. Lượng du khách đến Hội An ngày một tăng nhanh. Trong năn 1999 chỉ có 160 ngàn khách thì đến năm 2018 con số này đã lên đến hơn 4 triệu khách. Tỉ trọng GDP của nhóm Dịch vụ - Du lịch – Thương mại chiếm hơn 67%. Đặc biệt quần thể kiến trúc Đô thị cổ nói riêng, Di sản văn hóa Hội An nói chung được quản lý, bảo tồn và phát huy ngày một tốt hơn, có hiệu quả, được UNESCO đánh giá cao và trao tặng nhiều giải thưởng cao quý, hàng năm luôn được các tổ chức, tạp chí quốc tế bầu chọn là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới.
Với quyết tâm cao và sự vào cuộc của các bên liên quan trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa thế giới ở Hội An, Di sản văn hóa Hội An sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát triển bền vững trong tương lai.
Tác giả: TD
Nguồn tin: quangnam.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn