Vài thông tin về phương tiện đi lại là xe ô tô ở Hội An trước năm 1975 qua tư liệu ký ức cộng đồng
- Chủ nhật - 16/12/2018 20:38
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An với vai trò từng là đô thị thương cảng quốc tế, sau này là Trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Quảng Nam nên ở Hội An từng diễn ra nhiều hoạt động quan trọng trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng - tôn giáo,… nhộn nhịp và có tác động đến sự phát triển không chỉ trong phạm vi Hội An lúc bấy giờ mà còn đến nhiều địa phương khác trong và ngoài tỉnh.
Trong bối cảnh chung đó, phương tiện đi lại là một trong những yếu tố phản ánh sự phát triển của Hội An trong thời gian trước năm 1975. Nhận thấy việc nghiên cứu về vấn đề phương tiện đi lại ở Hội An trước năm 1975 chưa được chuyên sâu, nguồn tư liệu sưu tầm, tập hợp còn tương đối ít ỏi. Do đó trong thời gian qua, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An tổ chức buổi tham vấn cộng đồng và thu thập được nhiều thông tin có giá trị về vấn đề này. Trong phạm vi bài viết, xin giới thiệu sơ bộ vài thông tin liên quan đến phương tiện đi lại là xe ô tô để chúng ta cùng tham khảo.
Trở lại lịch sử, sau khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc đánh chiếm nước ta, chúng bắt đầu tạo dựng các điều kiện cần thiết để tiến hành cai trị. Trong bối cảnh chung của cả nước, ngày 30/8/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc thành lập các đô thị, trong đó có Hội An với tên gọi hành chính là Ville de Faifo. Năm 1900, thực dân Pháp bắt đầu đặt Tòa Công sứ ở Hội An, cùng với đó, thực dân Pháp còn thiết lập các cơ quan, công sở như Thương chánh, Kho bạc, Bưu điện, công sở mật thám, đồn lính... Có thể thấy vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của người Pháp đối với kinh tế, văn hóa, xã hội ở Hội An bắt đầu được định hình mạnh mẽ. Các phương tiện đi lại cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, đến nay, chưa có tư liệu để khẳng định phương tiện xe ô tô xuất hiện ở Hội An vào thời gian nào. Có lẽ bắt đầu sẽ là trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi mà người Pháp xác lập được vai trò của mình ở Hội An. Thời gian muộn nhất được xác định là năm 1914, bởi vào ngày 25/8/1914, Khâm sứ Trung Kỳ chiếu theo đề nghị của Công sứ Faifoo đã ban hành quy định về an ninh của trung tâm đô thị Faifoo; trong nội dung quy định lúc đó đã có những quy định cụ thể đối với loại phương tiện này, như: Tại điều 22 quy định: “Ô tô, … phải được trang bị còi”, điều 23 quy định: “Người lái xe ô tô phải làm chủ tốc độ; phải đi chậm lại hoặc thậm chí dừng lại khi gây ra tai nạn, làm mất trật tự giao thông hoặc khi bị cảnh sát bắt dừng”.
Theo ký ức của nhiều người tại buổi tham vấn thì xe ô tô vào thời Pháp thuộc (trước năm 1945) chủ yếu là dùng cho người Pháp và tầng lớp công chức người Việt để đi lại. Các loại xe sử dụng lúc đó đều chạy bằng than, chưa có xe chạy bằng xăng và ở Hội An cũng chưa có nơi bán xăng. 3 bến xe cũng được hình thành lúc này là: bến xe Con Gà (vị trí nay trên đường Phan Châu Trinh), bến xe tơ-rip (vị trí nay trên đường Lê Lợi) và bến xe bà Chiểu (vị trí nay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai).
Đến khoảng năm 1950 bắt đầu có một ít xe ô tô làm dịch vụ vận tải, kể cả vận tải hành khách và vận tải hàng hóa từ Hội An đi Đà Nẵng. Điển hình có: ông Lý Khương, ông Dương Lai Phát có xe làm dịch vụ vận tải hàng hóa; vận tải hành khách có ông Tám Xước – ông có 3 chiếc xe và là người có xe nhiều nhất ở Hội An lúc bấy giờ, xe của ông Đỗ Ưng Tuấn, ông Huỳnh Phước, … và một số người Hoa.
Thời gian sau đó, số lượng và loại xe tăng lên với các loại: pho, xô-lê, tắc-xông, mi-nô-zin, rờ-nôn, xe lam, rép, đốt, ... Nhiều người cũng bắt đầu tham gia các hoạt động dịch vụ vận tải và dần hình thành nên bộ phận người làm chủ xe, người lái xe, chủ ga–ra xe. Những người có nhiều xe làm chủ, tìm thuê người lái và trả tiền công cho họ, thường là trả công theo lương hàng tháng. Mỗi chủ xe cũng tự đặt cho mình một hiệu xe riêng để phân biệt với xe của các chủ khác. Có nhiều hiệu xe lúc bấy giờ như: Việt Tiến, Việt Hưng, Thiện Phước, Liên Hưng, Hồng Hưng, Quang Châu, Kim Cương, Tường Hưng. Lúc này, hoạt động vận tải không chỉ diễn ra trong phạm vi Hội An mà còn hình thành các tuyến vận tải đi nhiều nơi khác xa hơn như: Đà Nẵng, Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Sài Gòn, ...
Vào khoảng những năm 1960, trên tuyến vận tải Hội An – Đà Nẵng có khoảng 7 đến 8 chiếc xe chạy và đều là loại xe rờ- ôn. Khoảng 7 giờ bắt đầu xuất phát chạy đi Đà Nẵng theo hướng lên Vĩnh Điện, ra ngã ba Huế rồi xuống trung tâm thành phố Đà Nẵng. Tuyến này mỗi ngày 1 xe chạy 4 lượt, gồm: 2 lượt ra và 2 lượt về. Thời gian đi từ Hội An ra Đà Nẵng mất hết khoảng 1 giờ đồng hồ. Phí đi xe đối với mỗi hành khách là 10 đồng.
Trong thời gian này cũng đã hình thành một số bến xe. Sớm nhất là bến xe ở khu vực đầu cầu Cẩm Nam hiện nay chạy tuyến Hội An - Đà Nẵng. Khoảng sau năm 1954, bến xe này di chuyển hình thành bến xe mới ở khu vực sân Mặt trận thành phố hiện nay. Khoảng năm 1960, khu vực này làm nơi thông tin của chính quyền cũ nên bỏ bến xe ở đây và chuyển lên hình thành bến xe ở đường Hùng Vương - là bến xe khách Hội An hiện nay. Lúc đó ở bến xe này có cây xăng của bà Đoàn Thị Tự, người bán xăng là ông Đỗ Thành Xây. Vào khoảng năm 1960, ở khu vực chùa Triều Châu (tức hội quán Triều Châu) cũng có một bến xe lam chạy tuyến xuống biển. Ngoài ra còn có bến xe ở khu vực Hợp tác xã thủy bộ hiện nay với 1 đến 2 chiếc xe rờ-nôn.
Số lượng xe tăng lên cũng đã hình thành một số ga-ra ô tô. Ga-ra của ông Mai là ga-ra xuất hiện đầu tiên ở Hội An. Sau này có thêm các ga-ra khác của ông Tám Xước, của ông Đề.
Không chỉ hoạt động đơn lẻ, những người tham gia lái xe lúc bấy giờ đã lập ra tổ chức nghề nghiệp riêng để sinh hoat, bảo vệ quyền lợi của mình. Những người lái xe tải có “Nghiệp đoàn tài xế thợ máy”. Những người lái xe khách thì có “Hội đồng vận tải thống nhất”.
Dù những thông tin này là nguồn tư liệu ký ức nhưng đều rất có giá trị, làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về lĩnh vực phương tiện đi lại ở Hội An xưa trong thời gian đến.
Trở lại lịch sử, sau khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc đánh chiếm nước ta, chúng bắt đầu tạo dựng các điều kiện cần thiết để tiến hành cai trị. Trong bối cảnh chung của cả nước, ngày 30/8/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định về việc thành lập các đô thị, trong đó có Hội An với tên gọi hành chính là Ville de Faifo. Năm 1900, thực dân Pháp bắt đầu đặt Tòa Công sứ ở Hội An, cùng với đó, thực dân Pháp còn thiết lập các cơ quan, công sở như Thương chánh, Kho bạc, Bưu điện, công sở mật thám, đồn lính... Có thể thấy vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của người Pháp đối với kinh tế, văn hóa, xã hội ở Hội An bắt đầu được định hình mạnh mẽ. Các phương tiện đi lại cũng có sự thay đổi nhất định. Tuy nhiên, đến nay, chưa có tư liệu để khẳng định phương tiện xe ô tô xuất hiện ở Hội An vào thời gian nào. Có lẽ bắt đầu sẽ là trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi mà người Pháp xác lập được vai trò của mình ở Hội An. Thời gian muộn nhất được xác định là năm 1914, bởi vào ngày 25/8/1914, Khâm sứ Trung Kỳ chiếu theo đề nghị của Công sứ Faifoo đã ban hành quy định về an ninh của trung tâm đô thị Faifoo; trong nội dung quy định lúc đó đã có những quy định cụ thể đối với loại phương tiện này, như: Tại điều 22 quy định: “Ô tô, … phải được trang bị còi”, điều 23 quy định: “Người lái xe ô tô phải làm chủ tốc độ; phải đi chậm lại hoặc thậm chí dừng lại khi gây ra tai nạn, làm mất trật tự giao thông hoặc khi bị cảnh sát bắt dừng”.
Theo ký ức của nhiều người tại buổi tham vấn thì xe ô tô vào thời Pháp thuộc (trước năm 1945) chủ yếu là dùng cho người Pháp và tầng lớp công chức người Việt để đi lại. Các loại xe sử dụng lúc đó đều chạy bằng than, chưa có xe chạy bằng xăng và ở Hội An cũng chưa có nơi bán xăng. 3 bến xe cũng được hình thành lúc này là: bến xe Con Gà (vị trí nay trên đường Phan Châu Trinh), bến xe tơ-rip (vị trí nay trên đường Lê Lợi) và bến xe bà Chiểu (vị trí nay trên đường Nguyễn Thị Minh Khai).
Đến khoảng năm 1950 bắt đầu có một ít xe ô tô làm dịch vụ vận tải, kể cả vận tải hành khách và vận tải hàng hóa từ Hội An đi Đà Nẵng. Điển hình có: ông Lý Khương, ông Dương Lai Phát có xe làm dịch vụ vận tải hàng hóa; vận tải hành khách có ông Tám Xước – ông có 3 chiếc xe và là người có xe nhiều nhất ở Hội An lúc bấy giờ, xe của ông Đỗ Ưng Tuấn, ông Huỳnh Phước, … và một số người Hoa.
Thời gian sau đó, số lượng và loại xe tăng lên với các loại: pho, xô-lê, tắc-xông, mi-nô-zin, rờ-nôn, xe lam, rép, đốt, ... Nhiều người cũng bắt đầu tham gia các hoạt động dịch vụ vận tải và dần hình thành nên bộ phận người làm chủ xe, người lái xe, chủ ga–ra xe. Những người có nhiều xe làm chủ, tìm thuê người lái và trả tiền công cho họ, thường là trả công theo lương hàng tháng. Mỗi chủ xe cũng tự đặt cho mình một hiệu xe riêng để phân biệt với xe của các chủ khác. Có nhiều hiệu xe lúc bấy giờ như: Việt Tiến, Việt Hưng, Thiện Phước, Liên Hưng, Hồng Hưng, Quang Châu, Kim Cương, Tường Hưng. Lúc này, hoạt động vận tải không chỉ diễn ra trong phạm vi Hội An mà còn hình thành các tuyến vận tải đi nhiều nơi khác xa hơn như: Đà Nẵng, Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Sài Gòn, ...
Vào khoảng những năm 1960, trên tuyến vận tải Hội An – Đà Nẵng có khoảng 7 đến 8 chiếc xe chạy và đều là loại xe rờ- ôn. Khoảng 7 giờ bắt đầu xuất phát chạy đi Đà Nẵng theo hướng lên Vĩnh Điện, ra ngã ba Huế rồi xuống trung tâm thành phố Đà Nẵng. Tuyến này mỗi ngày 1 xe chạy 4 lượt, gồm: 2 lượt ra và 2 lượt về. Thời gian đi từ Hội An ra Đà Nẵng mất hết khoảng 1 giờ đồng hồ. Phí đi xe đối với mỗi hành khách là 10 đồng.
Trong thời gian này cũng đã hình thành một số bến xe. Sớm nhất là bến xe ở khu vực đầu cầu Cẩm Nam hiện nay chạy tuyến Hội An - Đà Nẵng. Khoảng sau năm 1954, bến xe này di chuyển hình thành bến xe mới ở khu vực sân Mặt trận thành phố hiện nay. Khoảng năm 1960, khu vực này làm nơi thông tin của chính quyền cũ nên bỏ bến xe ở đây và chuyển lên hình thành bến xe ở đường Hùng Vương - là bến xe khách Hội An hiện nay. Lúc đó ở bến xe này có cây xăng của bà Đoàn Thị Tự, người bán xăng là ông Đỗ Thành Xây. Vào khoảng năm 1960, ở khu vực chùa Triều Châu (tức hội quán Triều Châu) cũng có một bến xe lam chạy tuyến xuống biển. Ngoài ra còn có bến xe ở khu vực Hợp tác xã thủy bộ hiện nay với 1 đến 2 chiếc xe rờ-nôn.
Số lượng xe tăng lên cũng đã hình thành một số ga-ra ô tô. Ga-ra của ông Mai là ga-ra xuất hiện đầu tiên ở Hội An. Sau này có thêm các ga-ra khác của ông Tám Xước, của ông Đề.
Không chỉ hoạt động đơn lẻ, những người tham gia lái xe lúc bấy giờ đã lập ra tổ chức nghề nghiệp riêng để sinh hoat, bảo vệ quyền lợi của mình. Những người lái xe tải có “Nghiệp đoàn tài xế thợ máy”. Những người lái xe khách thì có “Hội đồng vận tải thống nhất”.
Dù những thông tin này là nguồn tư liệu ký ức nhưng đều rất có giá trị, làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn, đầy đủ hơn về lĩnh vực phương tiện đi lại ở Hội An xưa trong thời gian đến.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền