Vài thông tin về di tích đình làng Thanh Tây
- Thứ hai - 24/04/2017 23:04
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong lịch sử khai phá vùng đất mới của cư dân Đại Việt tại Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cùng với quá trình thành lập làng xã là việc xây dựng các thiết chế văn hóa tín ngưỡng, trong đó có đình làng, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần, tâm linh với ước nguyện cuộc sống được bình yên. Đình làng Thanh Tây cũng được hình thành trên cơ sở đó. Theo tư liệu, Thanh Tây xưa là một giáp của làng Thanh Châu, Tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang.
Di tích đình làng Thanh Tây hiện tọa lạc tại tổ 11, khối Thanh Tây, phường Cẩm Châu. Qua tư liệu hồi cố của các vị cao niên trong làng cùng các vết tích hiện còn, bước đầu có thể đoán định đình làng Thanh Tây được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 19 với kiến trúc kiểu ba gian, hai chái, khung chịu lực bằng gỗ, tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương. Trong đình có nhiều biển, liễn thờ và sắc phong. Trong cách mạng tháng Tám năm 1945, đình làng Thanh Tây là nơi tập hợp lực lượng quần chúng của làng Thanh Tây để chuẩn bị tham gia cùng đoàn quân khởi nghĩa giành chính quyền ở Hội An vào ngày 18/8/1945. Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đình làng Thanh Tây trở thành địa điểm ra mắt của Ủy ban nhân dân Cách mạng lâm thời xã Thanh Châu (nay là xã Cẩm Châu). Tại đây đã từng diễn ra nhiều hoạt động họp bàn các kế hoạch xây dựng và bảo vệ chính quyền vừa mới thành lập của UBND Cách mạng Lâm thời địa phương. Ngôi đình không chỉ có địa thế tương đối kín đáo và an toàn mà còn được xây dựng kiên cố nên trở thành nơi trú ẩn thích hợp. Bên cạnh đó, ngôi đình nằm ở khu vực phía Đông của đình giáp với Xóm Chiêu và khu vực dừa nước ở dọc sông Cổ Cò nên đã trở thành một cứ điểm dễ bố trí phòng thủ cũng như tổ chức các trận đánh phục kích quân địch. Với các yếu tố quan trọng trên, vào năm 1947 đình làng Thanh Tây được chọn làm căn cứ phòng thủ của lực lượng du kích địa phương để sẵn sàng đánh trả các đợt càn quét của thực dân Pháp vào khu vực này. Đến năm 1948, đình làng Thanh Tây trở thành địa điểm trú quân của Trung đội 4 thuộc Đại đội 12 bộ đội địa phương của Thị đội Hội An. Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1958), ngôi đình được tu bổ để trở thành điểm dạy văn hoá và là nơi hội họp của làng. Đến giai đoạn những năm 1965, chiến sự diễn ra ác liệt, ngôi đình bị bom đạn tàn phá và sụp đổ hoàn toàn, chỉ còn lại nền móng và phần hậu tẩm hư hỏng nặng. Sau năm 1975, nhân dân trong làng đã đóng góp kinh phí tu sửa lại phần hậu tẩm để thờ phụng, tưởng nhớ các bậc tiền nhân khai ấp lập làng. Đến năm 2005 các vị cao niên trong làng đã vận động kinh phí xây dựng lại ngôi đình với quy mô như hiện nay.
Ngôi đình nằm trên gò đất cao, trên một phần nền móng của ngôi đình cũ. Mặt tiền xoay hướng Tây, phía Bắc giáp với cánh đồng lúa, phía Đông giáp nhà dân, phía Nam giáp đường bê tông, phía Tây giáp đồng lúa. Kiến trúc ngôi đình xây dựng theo hình chữ đinh, gồm có tiền đình và hậu tẩm, phía trước có bình phong. Tường bao xây bằng gach, hệ đỡ mái bằng gỗ. Lối vào tiền đình có bức hoành đắp nổi 3 chữ: Đình Thanh Tây, hai bên đắp nổi câu đối chữ Hán: 清 處 鍾 靈 廟 堂 千 古 在; 西 州 秀 氣 宇 宙 萬 年 春 (Thanh Xứ Chung Linh Miếu Đường Thiên Cổ Tại; Tây Châu Tú Khí Vũ Trụ Vạn Niên Xuân). Bên trong tiền đình có hai bệ thờ Tả ban và Hữu ban. Hai bên tường vào hậu tẩm đắp nổi câu đối: 國 泰 民 安 精 靈 地; 風 調 雨 順 太 平 天 (Quốc Thái Dân An Tinh Linh Địa; Phong Điều Vũ Thuận Thái Bình Thiên). Trong cùng là hậu tẩm. Trong hậu tẩm có bệ thờ Thần ở giữa, bệ thờ Tiền hiền bên trái, bệ thờ Hậu hiền bên phải. Các câu đối, bức hoành, ngai thờ, quần bàn trang trí rồng, phượng, dơi, hoa lá, đám mây qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển đầy tính nghệ thuật nhưng không kém phần uy nghiêm của đình làng.
Hằng năm, dân làng Thanh Tây tổ chức lễ cúng tại đình hai lần vào mùa xuân và mùa thu (tế Xuân Thu nhị kỳ). Dịp tế Xuân kéo dài 2 ngày, vào ngày15 và 16 tháng 3 âm lịch. Trong dịp tế này, vào buổi chiều ngày 15, nhân dân địa phương tiến hành nghi lễ nghinh thỉnh chư Thần và các vị âm linh trong làng. Đoàn rước gồm có chủ lễ và dân làng với kiệu, bàn thờ bài trí ngũ sự, trầu cau, hoa quả, rượu trà, cờ, chiêng trống đi đến các miếu trong làng như miếu xóm Chùa, miếu Ông Địa, miếu Ngũ Hành ấp Bàu Đà và 2 miếu thờ Ngũ Hành tiên nương để chủ lễ tiến vào dâng hương và làm các nghi lễ cần thiết một cách trang nghiêm. Sau đó, đoàn rước về lại đình làng dâng hương, nhập vị và tiến hành lễ túc. Sang ngày 16 tiến hành lễ cúng Tiền hiền tổ tiên và lễ dâng hương. Dịp tế Thu hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, chỉ cúng trầm trà hoa quả.
Có thể nhận thấy đình làng Thanh Tây là một công trình tâm linh, tín ngưỡng vô cùng quan trọng, từng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, vừa có chức năng về tín ngưỡng, chức năng hành chính và cả chức năng văn hóa. Đối với mỗi người dân làng Thanh Tây, ngôi đình ít nhiều đều để lại dấu ấn khó quên. Sân đình là nơi nghịch ngợm hồn nhiên thủa còn thơ của nhiều người với những trò chơi con trẻ. Đình làng cũng là nơi để những người lớn tuổi về thắp nén hương cúi đầu tưởng niệm trước hồn thiêng của ông cha đã dựng xây nên làng xóm quê hương. Và nơi đây còn lưu giữ bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông gửi gắm tâm nguyện của mình vào cho cháu con qua những hoa văn trang trí, những câu đối đầy ắp ý nghĩa nhân văn.
Trải qua một thời gian dài với những tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và biến cố lịch sử, ngôi đình đã sụp đổ và được gầy dựng lại. Đình làng Thanh Tây hiện nay là một di tích lịch sử có giá trị nhiều mặt, phản ảnh đời sống sinh hoạt văn hóa của cư dân làng Thanh Tây. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn tư liệu phản ánh quá trình hình thành, phát triển của các làng xã ở Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung. Nơi đây còn là địa chỉ ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của quân và dân Cẩm Châu nói riêng. Hội An nói chung trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ quê hương.
Ngôi đình nằm trên gò đất cao, trên một phần nền móng của ngôi đình cũ. Mặt tiền xoay hướng Tây, phía Bắc giáp với cánh đồng lúa, phía Đông giáp nhà dân, phía Nam giáp đường bê tông, phía Tây giáp đồng lúa. Kiến trúc ngôi đình xây dựng theo hình chữ đinh, gồm có tiền đình và hậu tẩm, phía trước có bình phong. Tường bao xây bằng gach, hệ đỡ mái bằng gỗ. Lối vào tiền đình có bức hoành đắp nổi 3 chữ: Đình Thanh Tây, hai bên đắp nổi câu đối chữ Hán: 清 處 鍾 靈 廟 堂 千 古 在; 西 州 秀 氣 宇 宙 萬 年 春 (Thanh Xứ Chung Linh Miếu Đường Thiên Cổ Tại; Tây Châu Tú Khí Vũ Trụ Vạn Niên Xuân). Bên trong tiền đình có hai bệ thờ Tả ban và Hữu ban. Hai bên tường vào hậu tẩm đắp nổi câu đối: 國 泰 民 安 精 靈 地; 風 調 雨 順 太 平 天 (Quốc Thái Dân An Tinh Linh Địa; Phong Điều Vũ Thuận Thái Bình Thiên). Trong cùng là hậu tẩm. Trong hậu tẩm có bệ thờ Thần ở giữa, bệ thờ Tiền hiền bên trái, bệ thờ Hậu hiền bên phải. Các câu đối, bức hoành, ngai thờ, quần bàn trang trí rồng, phượng, dơi, hoa lá, đám mây qua bàn tay của các nghệ nhân đã tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển đầy tính nghệ thuật nhưng không kém phần uy nghiêm của đình làng.
Hằng năm, dân làng Thanh Tây tổ chức lễ cúng tại đình hai lần vào mùa xuân và mùa thu (tế Xuân Thu nhị kỳ). Dịp tế Xuân kéo dài 2 ngày, vào ngày15 và 16 tháng 3 âm lịch. Trong dịp tế này, vào buổi chiều ngày 15, nhân dân địa phương tiến hành nghi lễ nghinh thỉnh chư Thần và các vị âm linh trong làng. Đoàn rước gồm có chủ lễ và dân làng với kiệu, bàn thờ bài trí ngũ sự, trầu cau, hoa quả, rượu trà, cờ, chiêng trống đi đến các miếu trong làng như miếu xóm Chùa, miếu Ông Địa, miếu Ngũ Hành ấp Bàu Đà và 2 miếu thờ Ngũ Hành tiên nương để chủ lễ tiến vào dâng hương và làm các nghi lễ cần thiết một cách trang nghiêm. Sau đó, đoàn rước về lại đình làng dâng hương, nhập vị và tiến hành lễ túc. Sang ngày 16 tiến hành lễ cúng Tiền hiền tổ tiên và lễ dâng hương. Dịp tế Thu hằng năm vào ngày 15 tháng 7 âm lịch, chỉ cúng trầm trà hoa quả.
Có thể nhận thấy đình làng Thanh Tây là một công trình tâm linh, tín ngưỡng vô cùng quan trọng, từng là một thiết chế văn hóa – tín ngưỡng tổng hợp, vừa có chức năng về tín ngưỡng, chức năng hành chính và cả chức năng văn hóa. Đối với mỗi người dân làng Thanh Tây, ngôi đình ít nhiều đều để lại dấu ấn khó quên. Sân đình là nơi nghịch ngợm hồn nhiên thủa còn thơ của nhiều người với những trò chơi con trẻ. Đình làng cũng là nơi để những người lớn tuổi về thắp nén hương cúi đầu tưởng niệm trước hồn thiêng của ông cha đã dựng xây nên làng xóm quê hương. Và nơi đây còn lưu giữ bao giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông gửi gắm tâm nguyện của mình vào cho cháu con qua những hoa văn trang trí, những câu đối đầy ắp ý nghĩa nhân văn.
Trải qua một thời gian dài với những tác động của thiên nhiên khắc nghiệt và biến cố lịch sử, ngôi đình đã sụp đổ và được gầy dựng lại. Đình làng Thanh Tây hiện nay là một di tích lịch sử có giá trị nhiều mặt, phản ảnh đời sống sinh hoạt văn hóa của cư dân làng Thanh Tây. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn tư liệu phản ánh quá trình hình thành, phát triển của các làng xã ở Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung. Nơi đây còn là địa chỉ ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của quân và dân Cẩm Châu nói riêng. Hội An nói chung trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bảo vệ quê hương.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền