Tính quy mô và hoàn chỉnh của Đô thị thương cảng quốc tế Hội An
- Thứ hai - 31/07/2017 21:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong thời Tiền - Sơ sử đến Cổ - Trung, Cận đại, Cửa Đại (Đại Chiêm Hải khẩu) luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với Hội An và Xứ Quảng. Độ rộng và sâu của cửa biển này rất thích ứng với thời kỳ thuyền buồm ở cả phương Đông và phương Tây
Đến thế kỷ XIX theo “ Đại Nam Nhất thống chí ” mô tả: “Cửa Đại rộng 160 trượng, thủy triều lên sâu 6 thước, thủy triều xuống 4 thước 5 tấc”. Cù Lao Chàm như những người lính gác khổng lồ làm “trấn sơn”, che chắn, canh giữ bờ biển Hội An và là nơi trú ẩn cho các thương thuyền trong những ngày sóng gió. Đồng thời Cù Lao Chàm còn là điểm dừng chân để trao đổi hàng hóa, lấy nước ngọt, là điểm hoa tiêu, mốc vĩnh hằng cho các thương thuyền trên con đường hàng hải và ra vào Cửa Đại, Cửa Hàn buôn bán với Hội An - xứ Quảng, Đàng Trong. Nhiều chứng cứ về khảo cổ học và lịch sử cho chúng ta biết rằng lưu vực sông Thu Bồn đã phát triển toàn diện về mặt kinh tế - xã hội từ những thế kỷ trước và sau Công nguyên. Có thể nói, hệ thống di tích khảo cổ học Tiền - Sơ sử dọc sông Thu Bồn đã hình thành một “hệ thống trao đổi ven sông” giữa miền ngược và miền xuôi. Đây là một hệ thống kinh tế đặc thù được hình thành ở nhiều quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Nhưng đây mới là “trục ngang” (trục Tây - Đông), còn “trục dọc” (trục Bắc - Nam), phải nói đến con sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang hay sông Để Võng) và dòng Trường Giang (nguồn Chiên Đàn) chảy men/dọc theo bờ biển. Sách Đại Nam Nhất thống chí có ghi: “Lộ Cảnh Giang ở cuối hai huyện Diên Phước và Hòa Vang, sông này từ xã Thanh Châu chảy ra phía Bắc đến phía Tây núi Tam Thai (Non Nước) nhập với sông Cẩm Lệ, nay nước sông cạn, ghe thuyền không đi được”. Trước khi bị bồi lấp vào nửa sau thế kỷ XIX, sông Cổ Cò nối liền Cửa Đại - Hội An với Cửa Hàn - Đà Nẵng và là một lộ trình giao thông đường thủy thuận lợi, được nhiều thương khách sử dụng, đi lại. Năm 1618, C. Borri đã viết: “Hải cảng đẹp nhất, nơi tất cả người ngoại quốc đều tới và cũng là nơi có hội chợ danh tiếng chính là hải cảng thuộc tỉnh Quảng Nam. Người ta cập bến bằng hai cửa biển: Một gọi là Turon (Đà Nẵng) và một gọi là Pulluciambello (Hội An). Các cửa biển cách nhau chừng ba hay bốn dặm, kế đó biển chia thành hai nhánh đi sâu vào đất liền chừng bảy hay tám dặm, làm thành như hai con sông luôn tách rời nhau để rồi cuối cùng gặp nhau và đổ vào một con sông lớn. Tàu bè từ hai phía đi tới cũng đi vào con sông này”. Như vậy, con sông Cổ Cò có vai trò nối thông Cửa Hàn - Đà Nẵng với Cửa Đại - Hội An và đầm Trà Quế với đầm Trà Nhiêu. Đầm Trà Quế gắn với sông Cổ Cò/Để Võng được xem là “Vũng Tàu Bắc”, còn đầm Trà Nhiêu, dải đất cửa sông ven biển Trung Phường gắn với dòng Trường Giang, Cửa biển Kỳ Hà ở phía Nam, cùng với hệ Thu Bồn được xem là “Vũng Tàu Nam” của thương cảng Hội An trong lịch sử.
Cùng với đảo Cù Lao Chàm - một “trấn sơn” của Cửa Đại, là hoa tiêu, điểm dừng chân của các thương thuyền trên con đường hàng hải ở khu vực và quốc tế đã tạo cho Hội An trở thành một địa thế độc đáo. Nơi đây, quy tụ được những yếu tố tự nhiên tích cực để hình thành một cảng thị lớn có đầy đủ ưu thế hơn hẳn các địa điểm khác ở Việt Nam và khu vực lúc đương thời. Từ Hội An có thể thu hút sản vật của cả xứ Quảng vốn được ca ngợi là mảnh đất giàu có, phì nhiêu nhất của Đàng Trong về những sản vật mà các dòng thuyền viễn xứ Đông - Tây đều hằng khao khát đó là: “yến sào, sừng tê, gân hươu, vây cá, tôm, rong bể, ốc hương, đồi mồi, ngà voi, trân châu, tơ sống, trầm hương, đường tán, đường phèn, xạ hương, quế, tiêu, gạo, đậu khấu, sa nhân..., “và người ta còn tìm thấy ở xứ Cochinchine rất nhiều vàng bột... Loại vàng bột này thường được đãi tại các suối nước từ núi đổ xuống”. Mặt khác khu vực Hội An cũng là nơi tập trung các tuyến giao thương chủ đạo trên biển, thu hút tất cả những đặc sản có giá trị trên trường quốc tế về đây bán buôn, trao đổi. Ngoài ra, xuất phát từ môi trường sông nước, biển đảo Hội An còn rất nổi tiếng với nghề buôn ghe bầu và một nghề khá đặc biệt khác đó là nghề khai thác yến sào. Và trai làng Thanh Châu - Hội An xưa kia luôn được các Chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn trọng dụng, bổ sung vào những đội lính Trường Sa, Hoàng Sa chuyên khai thác tài nguyên trên biển Đông. Và do là nơi có vị trí hiểm yếu về quân sự, kinh tế nên từ thời các chúa Nguyễn đến các triều đại phong kiến sau này dân làng Thanh Châu, Làng Câu/Phước Trạch - Hội An còn được giao nhiệm vụ cảnh giới tàu thuyền đi lại, ra vào vùng biển Cửa Đại - Hội An. Nhiều căn cứ thủy quân, bến tàu được thành lập tại đây, nhiều tướng lĩnh người Thanh Châu được giữ trọng trách và ghi công lớn trong quân đội của các triều đại phong kiến.
Xuất phát từ những điều kiện vị thế địa lý nêu trên mà Đô thị thương cảng quốc tế Hội An có một hệ thống quy mô hoàn chỉnh bao gồm:
- Cửa biển: “…Một gọi là Pullu Ciam Pello (Cửa Đại - Hội An), Cửa kia là Turon (Cửa Hàn - Đà Nẵng)…, chúng hợp với nhau làm một, nơi đó người ta gặp các tàu đi vào từ cửa này hay cửa khác… ở đây gọi là Faifo…”;
- Tiền cảng: Nơi neo đậu tàu/ thuyền của các nước sau khi vào cửa (Cửa Đại hoặc Cửa Hàn) như: Touron, Trà Nhiêu, Trung Phường… làm thủ tục hải quan...
- Các bến chợ trên sông: Đà Nẵng, Trà Nhiêu, Thăng Bình, Thành Hà, Trà Kiệu, Trà My….
- Điểm tiền tiêu: Ở về phía Đông Hội An là Cù Lao Chàm một “trấn sơn”, đảo tiền tiêu của Cửa biển, Phố cảng Hội An hay điểm dừng chân, mốc vĩnh hằng cho các thương thuyền trên con đường hàng hải.
- Dinh trấn Quảng Nam/Trung tâm hành chính - chính trị ở Cần Húc (Duy Xuyên), sau dời về Thanh Chiêm, rồi La Qua (Điện Bàn). Trong thời kỳ các Chúa Nguyễn, đây vừa là Trung tâm chính trị của Dinh/Trấn Quảng Nam vừa là thượng đô thứ hai đóng vai trò quản lý cả thương cảng quốc tế Faifo - Hội An, với tính chất xem Hội An như một “Đặc khu kinh tế”. Xuất phát từ vị thế địa lý thuận lợi, cùng nhiều cơ may lịch sử, vai trò là một trung tâm kinh tế thu hút hàng hóa của cả xứ Quảng - Đàng Trong - Việt Nam để giao thương với nước ngoài, Faifo - Hội An trở thành một trung tâm thương mại quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phố chợ Faifo - Hội An: Trung tâm Hội chợ quốc tế: Tất cả các vị trí: Cửa biển - Sông, Tiền cảng, Bến chợ trên sông, Điểm tiền tiêu, Dinh Trấn Quảng Nam… vừa là vệ tinh trực tiếp của trung tâm phố chợ Faifo - Hội An, đồng thời vừa là phần nhân tố hữu cơ, gắn kết cấu thành Đô thị thương cảng quốc tế Hội An, tạo nên sự vượt trội về tính quy mô, hoàn chỉnh của thương cảng này ở trong cả khu vực Đông Nam Á. Nơi đây, lượng thuyền vào ra dày đặc đến nổi cột buồm của chúng “như rừng tên xúm xít” còn hàng hóa thì “không có thứ gì không có… trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được”, và “năm nào cũng mở hội chợ kéo dài gần bốn tháng liền”. Như vây, Cảng thị Hội An không phải là một cảng thuần túy làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa - xuất, nhập khẩu mà còn là trung tâm hội chợ quốc tế. Thương nhân các nước Trung Quốc, Nhật Bản lập phố buôn bán; thương nhân các nước phương Tây, Đông Nam và Nam Á đến lập văn phòng mại biện, lập thương điếm, cùng với nhiều hình thức bao mua, mại biện, trao đổi hàng hóa, tiên tệ khá phong phú, đa dạng.
Cùng với đảo Cù Lao Chàm - một “trấn sơn” của Cửa Đại, là hoa tiêu, điểm dừng chân của các thương thuyền trên con đường hàng hải ở khu vực và quốc tế đã tạo cho Hội An trở thành một địa thế độc đáo. Nơi đây, quy tụ được những yếu tố tự nhiên tích cực để hình thành một cảng thị lớn có đầy đủ ưu thế hơn hẳn các địa điểm khác ở Việt Nam và khu vực lúc đương thời. Từ Hội An có thể thu hút sản vật của cả xứ Quảng vốn được ca ngợi là mảnh đất giàu có, phì nhiêu nhất của Đàng Trong về những sản vật mà các dòng thuyền viễn xứ Đông - Tây đều hằng khao khát đó là: “yến sào, sừng tê, gân hươu, vây cá, tôm, rong bể, ốc hương, đồi mồi, ngà voi, trân châu, tơ sống, trầm hương, đường tán, đường phèn, xạ hương, quế, tiêu, gạo, đậu khấu, sa nhân..., “và người ta còn tìm thấy ở xứ Cochinchine rất nhiều vàng bột... Loại vàng bột này thường được đãi tại các suối nước từ núi đổ xuống”. Mặt khác khu vực Hội An cũng là nơi tập trung các tuyến giao thương chủ đạo trên biển, thu hút tất cả những đặc sản có giá trị trên trường quốc tế về đây bán buôn, trao đổi. Ngoài ra, xuất phát từ môi trường sông nước, biển đảo Hội An còn rất nổi tiếng với nghề buôn ghe bầu và một nghề khá đặc biệt khác đó là nghề khai thác yến sào. Và trai làng Thanh Châu - Hội An xưa kia luôn được các Chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn trọng dụng, bổ sung vào những đội lính Trường Sa, Hoàng Sa chuyên khai thác tài nguyên trên biển Đông. Và do là nơi có vị trí hiểm yếu về quân sự, kinh tế nên từ thời các chúa Nguyễn đến các triều đại phong kiến sau này dân làng Thanh Châu, Làng Câu/Phước Trạch - Hội An còn được giao nhiệm vụ cảnh giới tàu thuyền đi lại, ra vào vùng biển Cửa Đại - Hội An. Nhiều căn cứ thủy quân, bến tàu được thành lập tại đây, nhiều tướng lĩnh người Thanh Châu được giữ trọng trách và ghi công lớn trong quân đội của các triều đại phong kiến.
Xuất phát từ những điều kiện vị thế địa lý nêu trên mà Đô thị thương cảng quốc tế Hội An có một hệ thống quy mô hoàn chỉnh bao gồm:
- Cửa biển: “…Một gọi là Pullu Ciam Pello (Cửa Đại - Hội An), Cửa kia là Turon (Cửa Hàn - Đà Nẵng)…, chúng hợp với nhau làm một, nơi đó người ta gặp các tàu đi vào từ cửa này hay cửa khác… ở đây gọi là Faifo…”;
- Tiền cảng: Nơi neo đậu tàu/ thuyền của các nước sau khi vào cửa (Cửa Đại hoặc Cửa Hàn) như: Touron, Trà Nhiêu, Trung Phường… làm thủ tục hải quan...
- Các bến chợ trên sông: Đà Nẵng, Trà Nhiêu, Thăng Bình, Thành Hà, Trà Kiệu, Trà My….
- Điểm tiền tiêu: Ở về phía Đông Hội An là Cù Lao Chàm một “trấn sơn”, đảo tiền tiêu của Cửa biển, Phố cảng Hội An hay điểm dừng chân, mốc vĩnh hằng cho các thương thuyền trên con đường hàng hải.
- Dinh trấn Quảng Nam/Trung tâm hành chính - chính trị ở Cần Húc (Duy Xuyên), sau dời về Thanh Chiêm, rồi La Qua (Điện Bàn). Trong thời kỳ các Chúa Nguyễn, đây vừa là Trung tâm chính trị của Dinh/Trấn Quảng Nam vừa là thượng đô thứ hai đóng vai trò quản lý cả thương cảng quốc tế Faifo - Hội An, với tính chất xem Hội An như một “Đặc khu kinh tế”. Xuất phát từ vị thế địa lý thuận lợi, cùng nhiều cơ may lịch sử, vai trò là một trung tâm kinh tế thu hút hàng hóa của cả xứ Quảng - Đàng Trong - Việt Nam để giao thương với nước ngoài, Faifo - Hội An trở thành một trung tâm thương mại quốc tế phát triển rực rỡ vào bậc nhất của cả nước và cả khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phố chợ Faifo - Hội An: Trung tâm Hội chợ quốc tế: Tất cả các vị trí: Cửa biển - Sông, Tiền cảng, Bến chợ trên sông, Điểm tiền tiêu, Dinh Trấn Quảng Nam… vừa là vệ tinh trực tiếp của trung tâm phố chợ Faifo - Hội An, đồng thời vừa là phần nhân tố hữu cơ, gắn kết cấu thành Đô thị thương cảng quốc tế Hội An, tạo nên sự vượt trội về tính quy mô, hoàn chỉnh của thương cảng này ở trong cả khu vực Đông Nam Á. Nơi đây, lượng thuyền vào ra dày đặc đến nổi cột buồm của chúng “như rừng tên xúm xít” còn hàng hóa thì “không có thứ gì không có… trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được”, và “năm nào cũng mở hội chợ kéo dài gần bốn tháng liền”. Như vây, Cảng thị Hội An không phải là một cảng thuần túy làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa - xuất, nhập khẩu mà còn là trung tâm hội chợ quốc tế. Thương nhân các nước Trung Quốc, Nhật Bản lập phố buôn bán; thương nhân các nước phương Tây, Đông Nam và Nam Á đến lập văn phòng mại biện, lập thương điếm, cùng với nhiều hình thức bao mua, mại biện, trao đổi hàng hóa, tiên tệ khá phong phú, đa dạng.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền