Tìm hiểu táng tục của người sa huỳnh từ các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An
- Thứ năm - 20/04/2017 22:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành và phát triển tới đỉnh cao trong thời đại kim khí miền Trung Việt Nam, được phát hiện lần đầu tiên năm 1909. Cho đến nay, nhiều vấn đề về nền văn hóa này vẫn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có vấn đền táng tục của cư dân Sa Huỳnh.
Bên cạnh táng thức mộ đất, thì táng thức chum vò chính là một đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, Đó là hình thức sử dụng chum vò với các chất liệu, hình dáng, kích thước khác nhau mà thường thấy là chất liệu gốm để làm áo quan trong mai táng. Đây cũng là hiện tượng phổ biến của cư dân cổ nhiều nơi trên thế giới, gắn với sự di chuyển của các nhóm cư dân ngữ hệ Nam Đảo. Nguồn gốc xuất hiện của táng thức này tuy không cùng thời điểm lịch sử giữa các khu vực văn hóa hay trong cộng đồng cư dân, nhưng sự phát triển của nó lại có quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề về tín ngưỡng tôn giáo, về thế giới quan cũng như những đặc trưng văn hóa của từng khu vực, từng vùng[1]
Những năm gần đây, việc phát hiện hàng loạt di tích mộ chum Sa Huỳnh với mật độ phân bố dày đặc và rộng khắp từ vùng núi đến đồng bằng ở Quảng Nam đã cho phép giới nghiên cứu xác lập vùng trung tâm cũng như những vần đề liên quan đến táng tục mộ chum của nền văn hóa này. Trong đó, vùng Hội An – được xem là tiền cảng thị từ thời Sa Huỳnh đã góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện bức tranh văn hóa Sa Huỳnh nói chung và táng tục của cư dân Sa Huỳnh nói riêng.
Các di tích Sa Huỳnh ở Hội An thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh (còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển) bao gồm di tích mộ táng và di chỉ cư trú kết hợp với mộ táng. Trên nền tảng những đặc trưng chung của văn hóa Sa Huỳnh, mỗi di tích lại mang những đặc điểm khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng.
Văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An
Có 4 di tích mộ táng khác nhau đã được đào thám sát và khai quật từ năm 1989 tới nay là: Hậu Xá I, Hậu Xá II, An Bang, Xuân Lâm. Bên cạnh đó, các di chỉ cư trú nằm trong thời kỳ chuyển tiếp từ văn hóa Sa Huỳnh lên văn hóa Champa giai đoạn sớm cũng được khảo sát và khai quật gồm: Di chỉ Hậu Xá I, Đồng Nà, Trảng Sỏi. Các di tích này tập trung chủ yếu trên dải cồn cát dài khoảng 5km, ôm bên dưới bởi một dòng chảy cũ theo hướng Tây – Đông là chủ yếu. Khu mộ táng thường nằm ở phía trong, di chỉ cư trú nằm phía ngoài, men theo bờ dòng chảy. Mỗi điểm này lại cách nhau bởi những dòng chảy nhỏ cắt ngang theo hướng Bắc – Nam. Di tích mộ táng Hậu Xá I được phát hiện vào đào thám sát tổng cộng 4 đợt, đào chửa cháy 3 đợt với tổng diện tích 48m2; kết quản thu được 20 mộ chum với bộ sưu tập quý về đồ gốm dân dụng gồm nhiều loại hình nồi, bát, “đèn”, cốc, bát bồng, bình con tiện… Di tích mộ táng Hậu Xá II diện tích đào thám sát là 11 m2, tổng diện tích khai quật là 32 m2 trong đó có 9 chum còn nguyên vẹn. Nếu Hậu Xá I chủ yếu là đồ đã sử dụng thì Hậu Xá II góp phần làm phong phú bộ sưu tập đồ gốm Sa Huỳnh ở Hội An và đồ minh khí. Trong khi đó di tích An Bang lại không phổ biến cả hai loại này. Di tích An Bang được đào thảm sát năm 1989 với diện tích 3m2 và khai quật năm 1995 với 26 m2 , thu được 18 chum. Di tích Xuân Lâm được phát hiện và khai quật năm 1995 với tổng diện tích 13,5 m2, về cơ bản không có gì khác biệt so với cụm mộ chum ở Hội An, hợp lại cho thấy sự phân bố dày đặc của những di tích văn hóa Sa Huỳnh ở trong vùng. Những kết quả khai quật từ các di tích này đã ít nhiều có những đóng góp nhất định trong việc tìm hiểu về táng thức của người Sa Huỳnh, thông qua hình dáng mộ chum, cách thức mai táng và một số nghi lễ có liên quan.
Chum/vò dùng để mai táng tuy hình dáng, kích thước có khác nhau nhưng các chum đều có cấu trúc với thiết diện ngang hình tròn – biểu tượng cho lòng mẹ. Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình vì cho rằng con người chết đi đều muốn được nằm yên trong lòng mẹ. Các chum vò được tìm thấy trong tư thế chôn đứng, phân bố thành từng cụm với mật độ dày đặc nhưng có ý thức, cái chôn sau không hề cắt phá cái chôn trước; các chum vò đều có nắp đậy và đồ tùy táng cũng được sắp đặt một cách có ý thức. Đây là đặc trưng chung của các mộ táng văn hóa Sa Huỳnh, nó thể hiện quan niệm tín ngưỡng phúc tạp, các quan niệm về âm dương, lưỡng hợp, quan niệm của con người đối với cõi chết và tử thi… Điều này hàm chứa tư duy tôn giáo “kín” chứ không “mở” và thoáng như táng tục mộ đất.
Vào giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh, loại chum hình trụ với nắp đậy hình nón cụt xuất hiện bên cạnh mộ hình trứng và hình cầu đã tồn tại trước đó, thì ở vùng Hội An, trong di chỉ Hậu Xá II đã xuất hiện một phương thức khá độc đáo: kiểu “nội quan ngoại quách” gồm 2 chum lồng với nhau, chôn đứng, chum trong có nắp đậy hình nón cụt. Đây chính là nét độc đáo của mộ chum văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở Quảng Nam (ngoài Hậu Xá II còn phát hiện được ở Đại Lãnh, Tabhing, gò Mã Vôi, gò Dừa), gợi lên mối quan hệ với hiện tượng “nội quan ngoại quách” trong loại hình mộ đất sét, dùng huyệt trét đất sét làm quách, nồi, chum hay vò gốm làm “quan” như ở Cần Giờ, hay ở Phú Chánh với cọc gỗ cắm xung quanh hay xác thực vật làm “quách” và vòng nan tre, gỗ dáng hình chum làm “quan”. Loại táng tục này theo tài liệu hiện biết chưa tìm thấy ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á[2]. Bên cạnh táng thức “nội quan ngoại quách”, tại di chỉ Hậu Xá II còn phát hiện hiện tượng dùng chất kết dính để gắn kết nắp với miệng chum tạo thành kiểu quan tài khép kín. Chất kết dính này giống như keo mỏng, trong suốt và láng, khi đốt lên như nhựa và có mùi thơm mà qua phân tích đó chính là nhựa thực vật – một loại chất kết dính được dùng trong kỹ thuật xây dựng các tháp Chăm mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là dầu rái.
Văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An
Vết tích còn lại trong các chum mộ cũng có sự khác nhau và điều này liên quan đến việc xác định phương thức mai táng của cư dân Sa Huỳnh xưa. Tại các khu mộ táng ở Hậu Xá II, An Bang đã tìm thấy ở sát dưới đáy chum có khá nhiều than tro cùng những mẩu xương cháy li ti, đặc biệt ngôi mộ chum ở Hậu Xá II có xương động vật và răng trẻ em (giống ngôi mộ chôn trẻ em ở Mỹ Tường – giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh) cho thấy, truyền thống chôn trẻ em trong chum vò đã được bảo lưu trong thời gian dài. Đồng thời cùng với một số di cốt được phát hiện ở Bình Yên, Hòa Diêm cho thấy táng tục mộ chum của cư dân Sa Huỳnh nói chung và ở Hội An nói riêng không phải chỉ là chôn tượng trưng. Ở Hội An, táng tục chủ yếu là hỏa thiêu chứa trong những vò lớn (hình trụ, hình cầu, hình trứng) được chôn đứng có nắp đậy và chôn thành từng cụm[3]
Đi liền với phương thức mai táng là những nghi lễ tang ma, phản ánh quan niệm tín ngưỡng và sau đó là ý niệm tôn giáo; đây là đặc trưng quan trọng của văn hóa khảo cổ và của cả văn hóa tộc người. Trong các di tích khai quật ở Hội An xuất hiện một số dấu vết liên quan đến nghi lễ trong mai táng. Đó là hiện tượng sử dụng cát trắng đổ trong biên mộ ở một số hố của khu mộ táng An Bang, Hậu Xá II với dấu hiệu là các lổ cát trắng nhỏ tròn. Đây là loại cát khá quen thuộc của nhân dân Miền Trung, tên dân gian là cát Lồi, được sàng lọc rất kỹ để đổ vào quan tài trong lúc khâm liệm người chết. Việc đốt lửa, than củi để sưởi ấm xung quanh mộ mà dấu vết còn lại là các lớp than tro ở dưới đáy hay xung quanh mộ (An Bang, Hậu Xá II…) có khả năng cũng là một tập tục quen thuộc của cư dân Sa Huỳnh cổ. Người Việt ở Trung Bộ hiện nay vẫn sử dụng cát trắng và đốt lửa ở bốn góc cho “ấm mộ” trong 3 ngày đầu tang lễ, nhằm mục đích sưởi ấm cho người chết khỏi lạnh lẽo khi ở suối vàng.
Trong một số chum ở An Bang, Xuân Lâm còn phát hiện thấy việc đục lỗ quanh một số vành miệng chum, thường là 4 cặp đối xứng với nhau và cách đều nhau. Các lỗ chum này phần lớn xuất hiện ở những chum lớn, có thể là giúp cho việc cột các dây để vận chuyển các chum hay làm nghi lễ trong khi mai táng. Mặt khác, do táng tục mộ chum sử dụng các chum có đáy cong tròn, hình cầu và có diện tiếp xúc bới mặt đất không nhiều nên cư dân thời bấy giờ đã nghĩ đến việc định vị các chum mộ mà bằng chứng là việc dùng đá kê lót dưới đáy chum có kê lớp đá natơrit màu vàng, nâu sẫm. Sự phân bố các hiện vật tùy táng cũng được sắp đặt có ý thức: đồ gốm, đồ trang sức phân bố cả ở trong và ngoài chum. Một điều đáng lưu ý trong táng tục của cư dân Sa Huỳnh cổ là hiện tượng giết chết đồ vật khi đem chôn thì người chết mới có thể sử dụng được. Hiện tượng này cũng xuất hiện tại nhiều di tích khác trong văn hóa Sa Huỳnh và những nơi khác, đồng thời là vần đề đáng lưu ý cần tiếp tục nghiên cứu về táng tục của cư dân Sa Huỳnh cổ.
Như vậy có thể thấy vào giao đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh, ở vùng Hội An đã tồn tại một số táng tục khác nhau. Sự phong phú về phương thức mai táng cũng như những nghi lễ tang ma đã minh chứng cho sự phong phú, đa dạng và phát triển nội tai mạnh mẽ của văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An. Những táng tục này tuy không có mặt đầy đủ ở hầu hết các di tích, nhưng qua đó góp phần không nhỏ trong việc xác định táng thức của cư dân Sa Huỳnh vùng Hội An nói riêng cũng như những thể chế nhất định trong táng thức của cư dân Sa Huỳnh ở Quảng Nam và miền Trung nói chung./.
Những năm gần đây, việc phát hiện hàng loạt di tích mộ chum Sa Huỳnh với mật độ phân bố dày đặc và rộng khắp từ vùng núi đến đồng bằng ở Quảng Nam đã cho phép giới nghiên cứu xác lập vùng trung tâm cũng như những vần đề liên quan đến táng tục mộ chum của nền văn hóa này. Trong đó, vùng Hội An – được xem là tiền cảng thị từ thời Sa Huỳnh đã góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện bức tranh văn hóa Sa Huỳnh nói chung và táng tục của cư dân Sa Huỳnh nói riêng.
Các di tích Sa Huỳnh ở Hội An thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh (còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển) bao gồm di tích mộ táng và di chỉ cư trú kết hợp với mộ táng. Trên nền tảng những đặc trưng chung của văn hóa Sa Huỳnh, mỗi di tích lại mang những đặc điểm khác nhau, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng.
Văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An
Chum/vò dùng để mai táng tuy hình dáng, kích thước có khác nhau nhưng các chum đều có cấu trúc với thiết diện ngang hình tròn – biểu tượng cho lòng mẹ. Quan điểm này được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình vì cho rằng con người chết đi đều muốn được nằm yên trong lòng mẹ. Các chum vò được tìm thấy trong tư thế chôn đứng, phân bố thành từng cụm với mật độ dày đặc nhưng có ý thức, cái chôn sau không hề cắt phá cái chôn trước; các chum vò đều có nắp đậy và đồ tùy táng cũng được sắp đặt một cách có ý thức. Đây là đặc trưng chung của các mộ táng văn hóa Sa Huỳnh, nó thể hiện quan niệm tín ngưỡng phúc tạp, các quan niệm về âm dương, lưỡng hợp, quan niệm của con người đối với cõi chết và tử thi… Điều này hàm chứa tư duy tôn giáo “kín” chứ không “mở” và thoáng như táng tục mộ đất.
Vào giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh, loại chum hình trụ với nắp đậy hình nón cụt xuất hiện bên cạnh mộ hình trứng và hình cầu đã tồn tại trước đó, thì ở vùng Hội An, trong di chỉ Hậu Xá II đã xuất hiện một phương thức khá độc đáo: kiểu “nội quan ngoại quách” gồm 2 chum lồng với nhau, chôn đứng, chum trong có nắp đậy hình nón cụt. Đây chính là nét độc đáo của mộ chum văn hóa Sa Huỳnh phân bố ở Quảng Nam (ngoài Hậu Xá II còn phát hiện được ở Đại Lãnh, Tabhing, gò Mã Vôi, gò Dừa), gợi lên mối quan hệ với hiện tượng “nội quan ngoại quách” trong loại hình mộ đất sét, dùng huyệt trét đất sét làm quách, nồi, chum hay vò gốm làm “quan” như ở Cần Giờ, hay ở Phú Chánh với cọc gỗ cắm xung quanh hay xác thực vật làm “quách” và vòng nan tre, gỗ dáng hình chum làm “quan”. Loại táng tục này theo tài liệu hiện biết chưa tìm thấy ở những nơi khác trong khu vực Đông Nam Á[2]. Bên cạnh táng thức “nội quan ngoại quách”, tại di chỉ Hậu Xá II còn phát hiện hiện tượng dùng chất kết dính để gắn kết nắp với miệng chum tạo thành kiểu quan tài khép kín. Chất kết dính này giống như keo mỏng, trong suốt và láng, khi đốt lên như nhựa và có mùi thơm mà qua phân tích đó chính là nhựa thực vật – một loại chất kết dính được dùng trong kỹ thuật xây dựng các tháp Chăm mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là dầu rái.
Văn hóa Sa Huỳnh - Ảnh: Trung tâm QLBT Di sản Văn hóa Hội An
Vết tích còn lại trong các chum mộ cũng có sự khác nhau và điều này liên quan đến việc xác định phương thức mai táng của cư dân Sa Huỳnh xưa. Tại các khu mộ táng ở Hậu Xá II, An Bang đã tìm thấy ở sát dưới đáy chum có khá nhiều than tro cùng những mẩu xương cháy li ti, đặc biệt ngôi mộ chum ở Hậu Xá II có xương động vật và răng trẻ em (giống ngôi mộ chôn trẻ em ở Mỹ Tường – giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh) cho thấy, truyền thống chôn trẻ em trong chum vò đã được bảo lưu trong thời gian dài. Đồng thời cùng với một số di cốt được phát hiện ở Bình Yên, Hòa Diêm cho thấy táng tục mộ chum của cư dân Sa Huỳnh nói chung và ở Hội An nói riêng không phải chỉ là chôn tượng trưng. Ở Hội An, táng tục chủ yếu là hỏa thiêu chứa trong những vò lớn (hình trụ, hình cầu, hình trứng) được chôn đứng có nắp đậy và chôn thành từng cụm[3]
Đi liền với phương thức mai táng là những nghi lễ tang ma, phản ánh quan niệm tín ngưỡng và sau đó là ý niệm tôn giáo; đây là đặc trưng quan trọng của văn hóa khảo cổ và của cả văn hóa tộc người. Trong các di tích khai quật ở Hội An xuất hiện một số dấu vết liên quan đến nghi lễ trong mai táng. Đó là hiện tượng sử dụng cát trắng đổ trong biên mộ ở một số hố của khu mộ táng An Bang, Hậu Xá II với dấu hiệu là các lổ cát trắng nhỏ tròn. Đây là loại cát khá quen thuộc của nhân dân Miền Trung, tên dân gian là cát Lồi, được sàng lọc rất kỹ để đổ vào quan tài trong lúc khâm liệm người chết. Việc đốt lửa, than củi để sưởi ấm xung quanh mộ mà dấu vết còn lại là các lớp than tro ở dưới đáy hay xung quanh mộ (An Bang, Hậu Xá II…) có khả năng cũng là một tập tục quen thuộc của cư dân Sa Huỳnh cổ. Người Việt ở Trung Bộ hiện nay vẫn sử dụng cát trắng và đốt lửa ở bốn góc cho “ấm mộ” trong 3 ngày đầu tang lễ, nhằm mục đích sưởi ấm cho người chết khỏi lạnh lẽo khi ở suối vàng.
Trong một số chum ở An Bang, Xuân Lâm còn phát hiện thấy việc đục lỗ quanh một số vành miệng chum, thường là 4 cặp đối xứng với nhau và cách đều nhau. Các lỗ chum này phần lớn xuất hiện ở những chum lớn, có thể là giúp cho việc cột các dây để vận chuyển các chum hay làm nghi lễ trong khi mai táng. Mặt khác, do táng tục mộ chum sử dụng các chum có đáy cong tròn, hình cầu và có diện tiếp xúc bới mặt đất không nhiều nên cư dân thời bấy giờ đã nghĩ đến việc định vị các chum mộ mà bằng chứng là việc dùng đá kê lót dưới đáy chum có kê lớp đá natơrit màu vàng, nâu sẫm. Sự phân bố các hiện vật tùy táng cũng được sắp đặt có ý thức: đồ gốm, đồ trang sức phân bố cả ở trong và ngoài chum. Một điều đáng lưu ý trong táng tục của cư dân Sa Huỳnh cổ là hiện tượng giết chết đồ vật khi đem chôn thì người chết mới có thể sử dụng được. Hiện tượng này cũng xuất hiện tại nhiều di tích khác trong văn hóa Sa Huỳnh và những nơi khác, đồng thời là vần đề đáng lưu ý cần tiếp tục nghiên cứu về táng tục của cư dân Sa Huỳnh cổ.
Như vậy có thể thấy vào giao đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh, ở vùng Hội An đã tồn tại một số táng tục khác nhau. Sự phong phú về phương thức mai táng cũng như những nghi lễ tang ma đã minh chứng cho sự phong phú, đa dạng và phát triển nội tai mạnh mẽ của văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An. Những táng tục này tuy không có mặt đầy đủ ở hầu hết các di tích, nhưng qua đó góp phần không nhỏ trong việc xác định táng thức của cư dân Sa Huỳnh vùng Hội An nói riêng cũng như những thể chế nhất định trong táng thức của cư dân Sa Huỳnh ở Quảng Nam và miền Trung nói chung./.
[1] Nguyễn Thị Hậu, “Văn hóa mộ chum trong thời đại kim khí Việt Nam và Đông Nam Á”, tạp chí khảo cổ học, số 04, 2008, tr.30.
[2] Nguyễn Thị Hoài Hương, “Mộ chum, vò trong thời kỳ tiền sử ở các tỉnh phía Nam Việt Nam”. Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam, 2008, Nxb. Khoa học xã hội, tr.295.
[3] Lâm Thị Mỹ Dung – Nguyễn Đức Minh, “Những di tích mộ chum Sa Huỳnh và di tích Chăm cổ ở Hội An”, Tạp chí khảo cổ học số 3, 2007, tr.69.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền