Thần tích, thần sắc về vị thần Đại Càn và cá Ông tại làng Phước Trạch
- Chủ nhật - 23/12/2018 20:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Làng Phước Trạch trước đây thuộc tổng Thanh Châu, huyện Hòa Vang, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Theo những thông tin ghi chép của Viện Viễn Đông bác cổ thì làng Phước Trạch có thờ 1 vị nhân thần và 1 vị ngư thần, tục thường gọi là bà Đại Càn và cá Ông.
Về vị thần Đại Càn, tên thật không ai rõ nhưng tên thường gọi là bà Đại Càn. Bà là nhân thần. Theo tư liệu cho biết, bà Đại Càn là vợ vua Đế Bính - vị hoàng đế thứ chín và là hoàng đế cuối cùng của triều Nam Tống, Trung Quốc. Lúc bấy giờ, trong cuộc chiến tranh giành quyền lực với nhà Kim, nhà Nguyên, do thế lực yếu, bị thua nên vua Tống đã tự tử. Vợ vua là bà Đại Càn theo chồng nhảy xuống sông, bị nước cuốn trôi nhưng được người dân cứu sống. Bà Đại Càn được một vị sư trong chùa giúp đỡ. Sống trong chùa một thời gian nhưng vì sư chùa không giữ đúng đắn đạo hạnh, đã ép cưới bà làm vợ, một lần nữa bà tìm đến cái chết để giữ đạo trinh tiết. Lần này, nước cuốn trôi bà vào một cửa biển phía Bắc nước Đại Việt. Mọi người thấy bà đã chết mà vẫn giữ nguyên khí sắc nên cho chôn cất bà tử tế. Vì bà thường hiển linh nên mọi người cho lập miếu thờ. Vào đời nhà Trần, một vị vua đi thuyền đánh giặc gặp sóng to gió lớn phải dừng chân nghỉ lại ở một làng gần cửa Đại Càn. Tối lại, vua nằm thấy chiêm bao “một người đàn bà mang một cái nón thúng tới xin chịu giúp vua”. Sáng ngày, nhớ lại vua hỏi ở trong làng có thờ ai không? vì sao thờ? Mọi người kể lại cho vua nghe, sau đó vua đem quân ra đánh giặc. Bây giờ gió yên, biển lặng nên vua đánh thắng trận. Vua tin đánh thắng trận là nhờ bà Đại Càn hiển linh phò giúp. Khi vua trở về đã chỉ dụ ban truyền sắc phong bắt mỗi làng phải lập đình thờ bà. Cho nên ngày nay, làng nào cũng thờ bà, lấy tên là Đại Càn. Sắc nhà vua phong tặng là Đại Càn quốc gia Nam Hải tôn thần. Đến đời vua Tự Đức năm thứ 5, sắc phong bà là Hàm hoằng Quang đại Chí đức Phổ bác Hiển hóa. Năm Tự Đức thứ 33, sắc phong bà là Trang trưng Đại Càn quốc gia Nam Hải. Đến thời vua Đồng Khánh năm thứ 2 y phong bà là Hàm hoằng Quang đại Chí đức Phổ bác Hiển hóa Trang huy Đại Càn quốc gia Nam Hải. Đến thời vua Duy Tân năm thứ 3 sắc phong bà là Hàm hoằng Quang đại Chí đức Phổ bác Hiển hóa Trang huy Dực bảo Trung hưng Đại Càn quốc gia Nam Hải.
Làng Phước Trạch chỉ thờ một mình bà. Bà được thờ ở đình. Trong đình có có trang trí hoành phi, liễn đối; sắc phong; tam sự, ngũ sự… Khám thờ bà không có tượng, chỉ có 1 hương áng.
Mỗi năm đình tổ chức tế lễ 2 lần, tế xuân vào ngày 6 tháng 2, và tế thu vào ngày 6 tháng 8. Lễ vật tế xuân thu gồm có xôi, cơm, heo, hoa quả, trầm, trà. Chi phí tổ chức tế lễ do Lý trưởng trích từ tiền công của làng. Ban tế lễ gồm có 3 người: 1 Chánh tế và 2 phân hiến. Ngoài ra còn có ban cổ nhạc. Chánh tế và phân hiến là người được kính trọng trong làng, phải chỉnh tề, không đau ốm và bị tang chế. Chánh tế và phân hiến mặc áo rộng màu xanh, mang giày hạ, đội khăn đóng. Còn những người đến, phụ giúp thì mặc áo đen, đội khăn đóng.
Trong lúc cúng tế mọi người phải giữ gìn trật tự, yên lặng, ăn mặc lịch sự, không được nói động đến tên thần. Nếu ai vi phạm bị xử phạt thì phải nộp 1 khay trầu, cau; 1 chai rượu. Việc xử phạt do Lý trưởng phân xử, có hương chức phụ giúp.
Về chuyện cá Ông Voi, theo lời kể của những người làm nghề đánh bắt ở biển, hay những người đi buôn bán vào Nam ra Bắc của dân làng Phước Trạch, họ đi biển thường hay bị sóng tố, gặp rủi ro, hay tử nạn… và được cá Ông giúp. Lúc ban sơ, những người được cứu sống chưa hiểu rõ nhờ ai giúp đỡ, họ cho rằng mình sống sót thì nhờ có phước lớn, dần dần họ mới hiểu rõ nhờ “cá Ông” cứu giúp. Vì vậy, muốn tỏ lòng biết ơn, kính trọng, hễ khi nào thấy cá Ông chết (thường gọi là lụy) tấp vào bờ, người thấy được báo tin cho làng xã biết, sau đó dân làng sẽ cho chôn cất tử tế, chờ khi thịt mục, xương rời thì bỏ xương cá vào hòm nhỏ có sẵng ở lăng mà thờ. Lúc chôn xác, khi cất xương họ đều làm lễ tử tế.
Thần có sắc nhà vua phong tặng là Nam Hải cự tộc Ngọc Lân. Thời vua Minh Mạng năm thứ 7 và vua Thiệu Trị năm thứ 3 sắc phong là Từ tế Chương linh thần. Vua Tự Đức năm thứ 33 sắc phong là Từ tế Chương linh Trợ tín Đăng trạm Nam Hải cự tộc Ngọc Lân thần. Vua Duy Tân năm thứ 3 sắc phong là Từ tín Chương linh Trợ tín Đăng trạm Dực bảo trung Nam Hải cự tộc Ngọc Lân thần.
Tại làng Phước Trạch, thần được thờ ở lăng, trong có khám, có tam sự, 10 cái hòm gỗ nhỏ, 2 chiếc ghe nhỏ, 2 hàng lỗ bộ, không mũ, hia, áo... Lăng thờ thần làm gần biển trên bãi cát để tiện sự chôn cất.
Về lễ tế thần, mỗi năm làng tổ chức 2 lễ tế, tế xuân vào ngày 6 tháng 2 và tế thu vào ngày 6 tháng 8. Lễ vật gồm có cơm, xôi, heo, rượu, hoa quả. Chi phí tổ chức lễ do làng và những lái ghe đóng góp. Lý trưởng và chủ lái chịu trách nhiệm tổ chức lễ. Ban tế lễ gồm có 3 người: 1 chánh tế và 2 phân hiến. Chánh tế và phân hiến phải đội khăn đóng, mặc áo rộng, đi giày hạ.
Về sự cấm kỵ, khi tế lễ mọi người phải giữ yên lặng, không được say sưa. Đặc biệt dân làng không được đánh bắt cá ấy. Nếu ai vi phạm thì phải nộp phạt 1 mâm trầu cau, 1 ve (chai) rượu. Việc xử phạt do Lý trưởng phân xử và có hương chức giúp đỡ. Người vi phạm không chấp hành hình phạt thì bị cùm tay chân hay đem đến quan nghĩ trị. Người vi phạm đã chấp hành xong, nếu tái phạm thì bị phạt gấp đôi lần trước.
Có thể nói, thần tích, thần sắc về vị thần Đại Càn và cá Ông góp phần cung cấp những thông tin có giá trị để tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng trong phạm vi cộng đồng của cư dân làng Phước Trạch nói riêng và các làng xã khác ở Hội An nói chung.
Làng Phước Trạch chỉ thờ một mình bà. Bà được thờ ở đình. Trong đình có có trang trí hoành phi, liễn đối; sắc phong; tam sự, ngũ sự… Khám thờ bà không có tượng, chỉ có 1 hương áng.
Mỗi năm đình tổ chức tế lễ 2 lần, tế xuân vào ngày 6 tháng 2, và tế thu vào ngày 6 tháng 8. Lễ vật tế xuân thu gồm có xôi, cơm, heo, hoa quả, trầm, trà. Chi phí tổ chức tế lễ do Lý trưởng trích từ tiền công của làng. Ban tế lễ gồm có 3 người: 1 Chánh tế và 2 phân hiến. Ngoài ra còn có ban cổ nhạc. Chánh tế và phân hiến là người được kính trọng trong làng, phải chỉnh tề, không đau ốm và bị tang chế. Chánh tế và phân hiến mặc áo rộng màu xanh, mang giày hạ, đội khăn đóng. Còn những người đến, phụ giúp thì mặc áo đen, đội khăn đóng.
Trong lúc cúng tế mọi người phải giữ gìn trật tự, yên lặng, ăn mặc lịch sự, không được nói động đến tên thần. Nếu ai vi phạm bị xử phạt thì phải nộp 1 khay trầu, cau; 1 chai rượu. Việc xử phạt do Lý trưởng phân xử, có hương chức phụ giúp.
Về chuyện cá Ông Voi, theo lời kể của những người làm nghề đánh bắt ở biển, hay những người đi buôn bán vào Nam ra Bắc của dân làng Phước Trạch, họ đi biển thường hay bị sóng tố, gặp rủi ro, hay tử nạn… và được cá Ông giúp. Lúc ban sơ, những người được cứu sống chưa hiểu rõ nhờ ai giúp đỡ, họ cho rằng mình sống sót thì nhờ có phước lớn, dần dần họ mới hiểu rõ nhờ “cá Ông” cứu giúp. Vì vậy, muốn tỏ lòng biết ơn, kính trọng, hễ khi nào thấy cá Ông chết (thường gọi là lụy) tấp vào bờ, người thấy được báo tin cho làng xã biết, sau đó dân làng sẽ cho chôn cất tử tế, chờ khi thịt mục, xương rời thì bỏ xương cá vào hòm nhỏ có sẵng ở lăng mà thờ. Lúc chôn xác, khi cất xương họ đều làm lễ tử tế.
Thần có sắc nhà vua phong tặng là Nam Hải cự tộc Ngọc Lân. Thời vua Minh Mạng năm thứ 7 và vua Thiệu Trị năm thứ 3 sắc phong là Từ tế Chương linh thần. Vua Tự Đức năm thứ 33 sắc phong là Từ tế Chương linh Trợ tín Đăng trạm Nam Hải cự tộc Ngọc Lân thần. Vua Duy Tân năm thứ 3 sắc phong là Từ tín Chương linh Trợ tín Đăng trạm Dực bảo trung Nam Hải cự tộc Ngọc Lân thần.
Tại làng Phước Trạch, thần được thờ ở lăng, trong có khám, có tam sự, 10 cái hòm gỗ nhỏ, 2 chiếc ghe nhỏ, 2 hàng lỗ bộ, không mũ, hia, áo... Lăng thờ thần làm gần biển trên bãi cát để tiện sự chôn cất.
Về lễ tế thần, mỗi năm làng tổ chức 2 lễ tế, tế xuân vào ngày 6 tháng 2 và tế thu vào ngày 6 tháng 8. Lễ vật gồm có cơm, xôi, heo, rượu, hoa quả. Chi phí tổ chức lễ do làng và những lái ghe đóng góp. Lý trưởng và chủ lái chịu trách nhiệm tổ chức lễ. Ban tế lễ gồm có 3 người: 1 chánh tế và 2 phân hiến. Chánh tế và phân hiến phải đội khăn đóng, mặc áo rộng, đi giày hạ.
Về sự cấm kỵ, khi tế lễ mọi người phải giữ yên lặng, không được say sưa. Đặc biệt dân làng không được đánh bắt cá ấy. Nếu ai vi phạm thì phải nộp phạt 1 mâm trầu cau, 1 ve (chai) rượu. Việc xử phạt do Lý trưởng phân xử và có hương chức giúp đỡ. Người vi phạm không chấp hành hình phạt thì bị cùm tay chân hay đem đến quan nghĩ trị. Người vi phạm đã chấp hành xong, nếu tái phạm thì bị phạt gấp đôi lần trước.
Có thể nói, thần tích, thần sắc về vị thần Đại Càn và cá Ông góp phần cung cấp những thông tin có giá trị để tìm hiểu, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng trong phạm vi cộng đồng của cư dân làng Phước Trạch nói riêng và các làng xã khác ở Hội An nói chung.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền