Tết Trung thu ở Hội An
- Thứ hai - 28/09/2015 21:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Từ lâu, Tết Trung Thu được người dân Hội An xem là một trong những lễ tết quan trọng trong năm và lễ tết này không chỉ để dành riêng cho thiếu nhi mà còn là dịp để mọi người cùng mừng đón trăng tròn tháng 8.
Ở Hội An, Tết Trung Thu được diễn ra chính thức vào ngày 14 và 15 tháng 8 hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như: lễ bái trời đất, gia tiên, tục bày mâm cỗ tại các gia đình, miếu xóm, múa thiên cẩu, lân, sư, rồng, rước đèn… Thế nhưng, ngay từ đầu tháng 8, khi mà mặt trăng bắt đầu xuất hiện với hình lưỡi liềm thì khắp các đường làng, ngõ xóm ở Hội An tiếng trống, tiếng xập xoã vang lên khắp nơi, làm rộn rã lòng người. Vào những ngày này, tại các gia đình, người lớn thì lo làm lễ cúng thần linh, ông bà tổ tiên, còn đối với lớp trẻ, đặc biệt là các em thiếu nhi thì hồn nhiên vui chơi, nhảy tung tăng trên khắp đường làng, ngõ xóm với chiếc đèn lồng hay đồ chơi trên tay… hoặc tham gia vào những tốp múa lân/sư/rồng; hoặc cùng cha mẹ hòa mình vào những hoạt động văn hóa cộng đồng. Khắp nơi từ thành thị cho đến nông thôn, tiếng trống múa lân, sư tử rộn ràng, tiếng cười vui, hồn nhiên của trẻ thơ, giữa không gian lung linh đủ sắc màu của các loại đèn lồng... đã tạo nên một sắc thái, không khí riêng có đặc trưng của đêm Trung Thu ở Hội An.
Theo quan niệm từ xa xưa của người Hội An, lân vào múa trong nhà là để xua đuổi tà ma, xui xẻo, cầu mong điều tốt đẹp đến với gia đình.... Chính vì thế, các đội, nhóm múa lân len lỏi đến từng nhà, thôn cùng ngõ xóm và được mọi chủ nhà đón tiếp nồng nhiệt, đồng thời có treo giải thưởng nên rất khích lệ tinh thần, tạo sự hứng thú cho các đội lân.
Với nhiều hoạt động, lễ tục trong những đêm rằm tháng Tám ở Hội An gợi cho người đi chơi phố cảm nhận được cảm giác của một Tết Trung Thu cổ truyền, bởi lẽ hội Tết này vừa tạo nên sự phong phú, đa dạng, sôi động, hấp dẫn thế hệ trẻ, nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Hội An, vừa mang tính giáo dục cao và tính nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, những năm gần đây, tết Trung Thu đã trở thành “sản phẩm du lịch” của Hội An, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến đây tham gia, thưởng ngoạn.
Múa Thiên Cẩu ở Hội An - Ảnh: Trung tâm QLBT DSVH Hội An
Trong những năm gần đây, vào dịp Tết Trung Thu, thành phố Hội An tổ chức nhiều hoạt động như phát động các điểm di tích, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tổ chức trưng bày mâm cỗ mừng Trung thu; các xã, phường, thôn, khối phố tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngoài ra, còn có một số hoạt động sôi nổi, hấp dẫn như rước đèn, diễu hành múa lân trong khu phố cổ, hội thi múa lân, múa thiên cẩu vui Tết Trung thu …Múa Lân ở Hội An - Ảnh: Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
Tuy nhiên, hoạt động xuyên suốt, sôi động nhất, thu hút người tham gia và người xem nhiều nhất trong hội Tết Trung Thu vẫn là hoạt động múa thiên cẩu, nay là múa lân. Từ lâu, múa lân đã trở thành tục lệ không thể thiếu vào mỗi dịp Trung Thu ở Hội An. Vào những ngày đầu mùa thu, từng tốp, nhóm múa lân được hình thành trong từng ngõ, xóm, địa bàn dân cư và theo từng lứa tuổi, điều kiện khác nhau. Nhóm nào có tiền nhiều thì mua sắm đầu lân, ông địa, nhóm nào không đủ điều kiện thì mua vật liệu như tre, giấy, sơn, vải… về để cùng nhau làm đầu lân, ông địa, quạt mo…, nên đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, vào những ngày cuối của kỳ nghỉ hè, ai nấy cũng rộn ràng, lo lắng để cùng nhau chuẩn bị cho ngày hội trăng rằm. Số lượng thiên cẩu, lân tham gia múa trong dịp Trung Thu ở Hội An rất đông hơn hẳn so với các địa phương khác trong cả nước. Vào những ngày Trung Thu, tại các ngõ xóm, đi đâu chúng ta cũng thấy các đội lân lớn, nhỏ múa khắp nơi. Ngay cả khi vào các chợ trên địa bàn Hội An, chúng ta đều bắt gặp các đội lân vào múa tại các sạp, hàng để chúc mua may mắn, bán đắt. Trong đó, chuyên nghiệp và mang tính nghệ thuật hơn cả là đội múa lân, múa sư tử của các câu lạc bộ võ thuật, như võ thuật Kỳ Sơn, Vạn Xuân Đường, Vạn Lộc…Theo quan niệm từ xa xưa của người Hội An, lân vào múa trong nhà là để xua đuổi tà ma, xui xẻo, cầu mong điều tốt đẹp đến với gia đình.... Chính vì thế, các đội, nhóm múa lân len lỏi đến từng nhà, thôn cùng ngõ xóm và được mọi chủ nhà đón tiếp nồng nhiệt, đồng thời có treo giải thưởng nên rất khích lệ tinh thần, tạo sự hứng thú cho các đội lân.
Với nhiều hoạt động, lễ tục trong những đêm rằm tháng Tám ở Hội An gợi cho người đi chơi phố cảm nhận được cảm giác của một Tết Trung Thu cổ truyền, bởi lẽ hội Tết này vừa tạo nên sự phong phú, đa dạng, sôi động, hấp dẫn thế hệ trẻ, nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Hội An, vừa mang tính giáo dục cao và tính nhân văn sâu sắc. Hơn thế nữa, những năm gần đây, tết Trung Thu đã trở thành “sản phẩm du lịch” của Hội An, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến đây tham gia, thưởng ngoạn.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền