Nghề Nông ở Cẩm Kim
- Chủ nhật - 17/01/2016 22:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cẩm Kim nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, hằng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa và hoa màu. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2014, toàn xã Cẩm Kim có 226 hộ với 520 lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Trong nông nghiệp, cây lúa là cây trồng truyền thống được các lớp cư dân địa phương kế thừa cho đến hôm nay, diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 86 ha. Một loại cây khác có diện tích gieo trồng khá lớn tại xã Cẩm Kim là cây bắp với diện tích 74 ha, tiếp đến là cây đậu phộng có diện tích gieo trồng 32 ha, và một số loại cây khác như cây cói, đay, sắn, khoai lang, mè… Ngoài ra, một số hộ trên địa bàn xã trồng thêm một số cây ăn quả ngắn ngày trong vườn như đu đủ, chuối, mít… đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nông nghiệp ở Cẩm Kim có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Cẩm Kim với địa thế điều kiện tự nhiên về đất đai, nguồn nước… thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trâu, bò và gia cầm. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn toàn xã có 64 con trâu, 594 con bò, 184 con lợn. Trong các con vật nuôi, con trâu gắn liền với người nông dân, họ sử dụng trâu để cày, bừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bò, lợn được nuôi để lấy thịt ăn và để bán. Việc chăn nuôi ở Cẩm Kim còn mang tính tự phát chưa có tổ chức thành trang trại. Phần lớn các hộ chăn nuôi có chuồng trại trong khuôn viên đất ở, một số bò được thả tại các bãi cỏ tại Gò Mồ, cánh đồng Năm Lan, bãi Bà Mau. Nhìn chung trồng trọt và chăn nuôi ở Cẩm Kim có sự kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú về giống cây trồng và vật nuôi.
Về công cụ sản xuất, trước đây người nông dân ở Cẩm Kim sử dụng trâu bò để cày, bừa, cuốc, bộng; sử dụng các nông cụ như lưỡi hái, giằng, liềm, gàu sòng, gàu giai… để sản xuất. Hiện nay, một số công cụ, phương tiện máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng như máy tuốt lúa, máy cắt lúa, máy cày… nên người nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức lao động.
Ngoài ra, trong quá trình làm nông nghiệp, người nông dân Cẩm Kim đã đúc kết nhiều kinh nghiệm như cày, bừa kỹ để đất tơi xốp khi cấy hoặc sạ được dễ dàng, hạt lúa sinh trưởng và phát triển. Hay phải bón phân chuồng trước khi gieo bắp, đậu để cây phát triển tốt…
Trong quá trình lao động, người nông dân đã sáng tạo nên câu ca dao, tục ngữ, hò vè làm phương tiện để lưu giữ, trao truyền những kinh nghiệm. Câu thành ngữ mà người dân Cẩm Kim vẫn quen gọi “Đàn bà làm nông, đàn ông làm thợ” mang nét đặc trưng riêng có của vùng đất này.
Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân làm nông nghiệp ở Cẩm Kim tổ chức những lễ tế liên quan đến nghề nghiệp như lễ cúng Thần Nông, lễ cúng mục đồng, lễ cúng cơm mới. Trong đó lễ cúng mục đồng và lễ cúng cơm mới vẫn còn được duy trì. Theo kể lại của các cụ cao niên, trước đây lễ cúng mục đồng diễn ra vào ban đêm. Địa điểm cúng thường tổ chức tại những bãi đất trống, có diện tích rộng để dựng rạp. Thành phần tham gia gồm mục đồng là những người nuôi trâu, bò. Hiện nay, lễ cúng mục đồng diễn ra ban ngày, vào ngày mồng 4/5 âm lịch tại bến Bà Ngân thôn Phước Thắng, quy mô lễ cúng nhỏ hơn so với trước đây. Đối với lễ cúng cơm mới, sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người nông dân ở Cẩm Kim tiến hành lễ cúng cơm mới. Trước đây, người dân làm lúa đen nên có tổ chức cúng cơm mới vào cuối tháng 10 âm lịch. Hiện nay thời gian cúng do người làm nông lựa chọn, phụ thuộc vào việc thu hoạch của các hộ gia đình, nhưng thường là vào cuối tháng 3 âm lịch. Địa điểm cúng được tổ chức tại gia đình. Lễ vật cúng đơn giản, trong đó gạo lúa mới sau khi thu hoạch nấu cơm là vật phẩm chính, một số lễ vật khác cũng không thể thiếu là hoa quả, rượu, hương đèn… Tuy nhiên, hiện nay, qua khảo sát nhận thấy lễ cúng mục đồng và cơm mới có dấu hiệu mai một dần.
Có thể nói, nông nghiệp là một trong những ngành nghề truyền thống của Hội An nói chung Cẩm Kim nói riêng. Qua quá trình lao động và sản xuất, những kinh nghiệm, kỹ thuật, công cụ sản xuất truyền thống được các lớp cư dân địa phương gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ cho đến hôm nay. Nông nghiệp ở Cẩm Kim là nông nghiệp trồng lúa gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế vườn với nhiều giống cây trồng, vật nuôi rất phong phú và đa dạng. Không chỉ bảo tồn những tập tục, kinh nghiệm sản xuất, những lớp cư dân địa phương còn bảo tồn một kho tàng những giá trị văn hóa tinh thần gồm nhiều câu ca dao, hò vè, đối đáp… và những lễ nghi liên quan đến nông nghiệp.
Trong những năm qua, do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, địa hình cách trở nên nghề nông ở Cẩm Kim gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế[1] và đóng góp tỷ trọng rất lớn vào tổng thu nhập chung của toàn xã Cẩm Kim.
Nông nghiệp ở Cẩm Kim có sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Cẩm Kim với địa thế điều kiện tự nhiên về đất đai, nguồn nước… thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi, đặc biệt là nuôi trâu, bò và gia cầm. Tính đến hết năm 2014, trên địa bàn toàn xã có 64 con trâu, 594 con bò, 184 con lợn. Trong các con vật nuôi, con trâu gắn liền với người nông dân, họ sử dụng trâu để cày, bừa phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bò, lợn được nuôi để lấy thịt ăn và để bán. Việc chăn nuôi ở Cẩm Kim còn mang tính tự phát chưa có tổ chức thành trang trại. Phần lớn các hộ chăn nuôi có chuồng trại trong khuôn viên đất ở, một số bò được thả tại các bãi cỏ tại Gò Mồ, cánh đồng Năm Lan, bãi Bà Mau. Nhìn chung trồng trọt và chăn nuôi ở Cẩm Kim có sự kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú về giống cây trồng và vật nuôi.
Về công cụ sản xuất, trước đây người nông dân ở Cẩm Kim sử dụng trâu bò để cày, bừa, cuốc, bộng; sử dụng các nông cụ như lưỡi hái, giằng, liềm, gàu sòng, gàu giai… để sản xuất. Hiện nay, một số công cụ, phương tiện máy móc hiện đại được đưa vào sử dụng như máy tuốt lúa, máy cắt lúa, máy cày… nên người nông dân tiết kiệm được thời gian và công sức lao động.
Ngoài ra, trong quá trình làm nông nghiệp, người nông dân Cẩm Kim đã đúc kết nhiều kinh nghiệm như cày, bừa kỹ để đất tơi xốp khi cấy hoặc sạ được dễ dàng, hạt lúa sinh trưởng và phát triển. Hay phải bón phân chuồng trước khi gieo bắp, đậu để cây phát triển tốt…
Trong quá trình lao động, người nông dân đã sáng tạo nên câu ca dao, tục ngữ, hò vè làm phương tiện để lưu giữ, trao truyền những kinh nghiệm. Câu thành ngữ mà người dân Cẩm Kim vẫn quen gọi “Đàn bà làm nông, đàn ông làm thợ” mang nét đặc trưng riêng có của vùng đất này.
Bên cạnh đó, cộng đồng cư dân làm nông nghiệp ở Cẩm Kim tổ chức những lễ tế liên quan đến nghề nghiệp như lễ cúng Thần Nông, lễ cúng mục đồng, lễ cúng cơm mới. Trong đó lễ cúng mục đồng và lễ cúng cơm mới vẫn còn được duy trì. Theo kể lại của các cụ cao niên, trước đây lễ cúng mục đồng diễn ra vào ban đêm. Địa điểm cúng thường tổ chức tại những bãi đất trống, có diện tích rộng để dựng rạp. Thành phần tham gia gồm mục đồng là những người nuôi trâu, bò. Hiện nay, lễ cúng mục đồng diễn ra ban ngày, vào ngày mồng 4/5 âm lịch tại bến Bà Ngân thôn Phước Thắng, quy mô lễ cúng nhỏ hơn so với trước đây. Đối với lễ cúng cơm mới, sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người nông dân ở Cẩm Kim tiến hành lễ cúng cơm mới. Trước đây, người dân làm lúa đen nên có tổ chức cúng cơm mới vào cuối tháng 10 âm lịch. Hiện nay thời gian cúng do người làm nông lựa chọn, phụ thuộc vào việc thu hoạch của các hộ gia đình, nhưng thường là vào cuối tháng 3 âm lịch. Địa điểm cúng được tổ chức tại gia đình. Lễ vật cúng đơn giản, trong đó gạo lúa mới sau khi thu hoạch nấu cơm là vật phẩm chính, một số lễ vật khác cũng không thể thiếu là hoa quả, rượu, hương đèn… Tuy nhiên, hiện nay, qua khảo sát nhận thấy lễ cúng mục đồng và cơm mới có dấu hiệu mai một dần.
Có thể nói, nông nghiệp là một trong những ngành nghề truyền thống của Hội An nói chung Cẩm Kim nói riêng. Qua quá trình lao động và sản xuất, những kinh nghiệm, kỹ thuật, công cụ sản xuất truyền thống được các lớp cư dân địa phương gìn giữ và trao truyền qua nhiều thế hệ cho đến hôm nay. Nông nghiệp ở Cẩm Kim là nông nghiệp trồng lúa gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế vườn với nhiều giống cây trồng, vật nuôi rất phong phú và đa dạng. Không chỉ bảo tồn những tập tục, kinh nghiệm sản xuất, những lớp cư dân địa phương còn bảo tồn một kho tàng những giá trị văn hóa tinh thần gồm nhiều câu ca dao, hò vè, đối đáp… và những lễ nghi liên quan đến nông nghiệp.
Trong những năm qua, do tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, địa hình cách trở nên nghề nông ở Cẩm Kim gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế[1] và đóng góp tỷ trọng rất lớn vào tổng thu nhập chung của toàn xã Cẩm Kim.
* Tài liệu tham khảo chính:
1. Nguyễn Chí Trung (2010), Cư dân Faifo – Hội An trong lịch sử, Nxb Đà Nẵng.
2. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Lễ lệ lễ hội Hội An, Công ty cổ phần in và dịch vụ Quảng Nam.
3. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Kim, Niên giám thống kê xã Cẩm Kim năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
4. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Kim (2014), Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn xã Cẩm Kim giai đoạn 2014-2020.
1. Nguyễn Chí Trung (2010), Cư dân Faifo – Hội An trong lịch sử, Nxb Đà Nẵng.
2. Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An (2008), Lễ lệ lễ hội Hội An, Công ty cổ phần in và dịch vụ Quảng Nam.
3. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Kim, Niên giám thống kê xã Cẩm Kim năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
4. Ủy ban nhân dân xã Cẩm Kim (2014), Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn xã Cẩm Kim giai đoạn 2014-2020.
[1] Tại Đại hội lần XIII (nhiệm kỳ 2015-2020) của xã Cẩm Kim: nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế “nông nghiệp-ngư nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-dịch vụ, du lịch” … Trước mắt, xã phát triển đi lên từ sản xuất nông nghiệp và từ các ngành nghề truyền thống vốn có; những năm cuối của nhiệm kỳ, vươn lên từ các hoạt động kinh tế dịch vụ-du lịch, trên cơ sở khai thác các thế mạnh vốn có của địa phương.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền