Lưu giữ di sản đô thị
- Thứ hai - 07/08/2017 22:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quá nhiều sự thay đổi trong tiến trình phát triển đô thị khiến câu chuyện lưu giữ di sản ở nhiều vùng đất luôn phải đặt trong tình trạng báo động. Ở Quảng Nam, nơi đang hình thành rất nhiều dạng đô thị, thì càng cần thiết phải nhận diện đầy đủ các di sản đô thị, từ kiến trúc - văn hóa - xã hội, để bảo tồn và phát huy giá trị nhằm tạo nên bản sắc của đô thị trong phát triển bền vững.
THÁCH THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
Câu chuyện đô thị di sản Hội An trước nay luôn là bài học về bảo tồn đối với nhiều thành phố phát triển. Một thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ cũng đã bắt đầu đặt ra vấn đề bảo tồn văn hóa trong tiến trình của mình… Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra dồn dập thì những thách thức cũng nhiều hơn.
Một câu chuyện phát triển mới ở phố cổ, mở thêm cơ hội bảo tồn cho đô thị này, khi sắp tới đây, một “phố Pháp” tại Hội An sẽ được phục dựng, dựa trên những kiến trúc các ngôi nhà Pháp trên một trục đường. Dù từ ý tưởng hay ngay cả lúc bắt đầu đều do một cá nhân người nước ngoài khởi xướng, nhưng theo một số nhà quản lý di tích Hội An, đây vẫn là một tín hiệu vui. Kêu gọi xã hội hóa bảo tồn, vẫn là một cách làm thông minh khi muốn lưu giữ các vết dấu đô thị cũ. Từ lâu nay, chuyện bảo tồn ở Hội An, đã trở thành niềm tự hào của người dân phố cổ. Cùng với Huế, Hội An được coi như điển hình của một đô thị di sản, với đầy đủ yếu tố từ kiến trúc, cảnh quan đến việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, các di tích kiến trúc, văn hóa, cảnh quan của Hội An giữ một vai trò không nhỏ làm nên sự phát triển của thành phố này ở hiện tại. Với vốn liếng của mình, Hội An đã xây dựng một đô thị điển hình về văn hóa - một đô thị có bản sắc. Trong quá trình phát triển, cư dân Hội An từ xưa đến nay đã tạo ra diện mạo của đô thị sinh thái, văn hóa vừa mang bản sắc truyền thống, vừa tiên tiến hiện đại. Mức sống của người dân đô thị Hội An đã được nâng lên rất nhiều lần, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Một ngôi nhà ở phố cổ Hội An được tháo dỡ để sửa chữa lại. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ, ngay cả khi phải đặt lên bàn cân về việc bảo tồn văn hóa và phát triển đô thị, thì vẫn ưu tiên lệch về hướng bảo tồn nhiều hơn. Trong lúc bảo tồn, nếu có thể phát huy để vùng đất đó đi lên từ chính những giá trị mình đang sở hữu, thì đã là một thành công. Đây cũng chính là con đường Hội An đã và đang đi. Tất cả dấu ấn di tích, kiến trúc cổ của Hội An đều được “tận dụng” - nói theo cách của người dân Hội An, là để “kinh doanh văn hóa”, phát triển du lịch trên chính nền tảng, bản sắc văn hóa của đô thị mình. Con đường này cũng là “kế hoạch” mà thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ đang muốn theo đuổi. Tam Kỳ, dù “tuổi đời” của đô thị còn khá “trẻ”, nhưng vẫn kịp có những nét để hình thành nên các “di sản đô thị”, từ các di tích kiến trúc - văn hóa, các lễ nghi tập tục, cũng như các công trình văn hóa vừa được đầu tư xây dựng. Ông Bùi Ngọc Ảnh, Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết, chọn con đường phát triển đô thị văn hóa - sinh thái - du lịch là chuyện mà Tam Kỳ phải hướng đến trong tương lai. Chưa kể, trong lễ hội Festival Di sản Quảng Nam hồi tháng 6 vừa qua, với thông điệp mở rộng du lịch về phía nam của tỉnh, đã tạo thêm nhiều cơ hội vàng để vùng đô thị này “vững tin” với sự lựa chọn đường đi của mình.
Thách thức
Dù đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển đô thị gắn với bảo tồn văn hóa, nhưng lâu nay, Hội An vẫn tiếp tục tìm kiếm đường đi của mình trong tương lai, để tìm kiếm một đáp số tối ưu của bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kiến trúc sư Võ Đăng Phong (Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An) cho biết, anh đang băn khoăn ngay trong kế hoạch bảo tồn của khu đô thị này, rằng Hội An là một di sản sống, và người dân Hội An vẫn hằng ngày bảo tồn khu vực sinh sống của họ - như một trách nhiệm chung để vùng đất phát triển. “Vậy Hội An cần một hoạch định theo chiều hướng phát triển hiện tại hay đóng băng như một bảo tàng để giữ lại tính chân xác của thực thể di tích? Cùng với đó, những thực thể kiến trúc tạo nên dấu ấn của phố cổ, vẫn cần phải có thời gian để phục hồi” - anh nói.
Di tích Văn thánh Khổng miếu Tam Kỳ. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Đô thị hóa chính là một trong những “trào lưu” được coi là thách thức lớn nhất trong việc lưu giữ di sản đô thị, đặc biệt ở Hội An. Bà Susan Vice - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Hội An là một đại diện điển hình cho quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra ở hầu khắp các thành phố lịch sử của châu Á. Các khu di sản này, bao gồm các kết cấu xây dựng chính và các thành tố di sản phi vật thể có liên quan, đã trở thành nguồn lực quan trong cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra áp lực phát triển cho các nguồn lực cốt lõi này, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về phát triển bền vững”.
Trong khi đó, ở một góc độ khác, giáo sư William Logan - chuyên gia của UNESCO cho rằng, Hội An gặp vấn đề ở ngay trong sự phát triển của mình. Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện nguồn sinh kế và thu nhập cho người dân, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, theo ông, kèm theo sự phát triển này là việc tiếp nhận hàng loạt thành phần dân cư mới, cũng như phải giãn mật độ dân số bằng việc hình thành các khu dân cư mới. “Trong bối cảnh các di sản nằm trong khu vực đô thị, nơi mà giá trị đất đai được gia tăng nhanh chóng trong khi quỹ đất hạn chế thì buộc phải sử dụng đến các vùng đệm đô thị. Lúc này phải cần đến năng lực của chính quyền quản lý” - ông William nói.
Kiến trúc sư Trần Việt Anh (Hội Kiến trúc Việt Nam), trong lần gặp gỡ tại Hội An cho rằng, hiện tại “ở Việt Nam, di sản là một miếng mồi ngon và rất dễ bị tổn thương”. Điều này, cũng là một trăn trở mà tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ, rằng “kinh nghiệm cho thấy, bảo tồn di sản đô thị thực chất là “kết quả dàn xếp các xu hướng mâu thuẫn”; mà mâu thuẫn lớn nhất là di sản đô thị được coi là tài sản của cộng đồng dân cư nhưng đồng thời cũng bị coi là “gánh nặng” của chính quyền đô thị”. Còn bà Nguyễn Thị Thu Hạnh (Hiệp hội phát triển đô thị bền vững) cho rằng, việc nhận diện các giá trị di sản sẽ đi đến sự thích nghi trong việc chung sống cùng với các thành tựu này. Cùng với đó, lợi ích của chủ sở hữu di sản là đối tượng quan trọng để giữ gìn di sản. “Ở Hội An là cộng đồng dân cư. Hay ở bất cứ vùng di sản nào khác, từ khóa vẫn là người dân. Cần phải có chính sách tốt hơn cho người dân được hưởng lợi từ di sản” - bà Hạnh nói.
GIẢI PHÁP NÀO THÍCH ỨNG?
Những ý kiến chúng tôi ghi nhận được từ các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về giải pháp bảo tồn những di sản đô thị một cách phù hợp.
PGS-TS. Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam: Phải có triết lý quy hoạch đô thị
Đất Quảng Nam là nơi hội tụ, giao lưu với không gian văn hóa Đại Việt ở phía Bắc và Phù Nam - Chân Lạp ở phía Nam, đồng thời cũng là vùng đất hội tụ, tiếp biến văn hóa Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Hoa. Phải xác lập được vị trí của các di sản văn hóa quý giá do tiền nhân truyền lại, tạo điều kiện tối ưu cho chúng được nối tiếp trong quá trình phát triển chuỗi đô thị Quảng Nam trong tương lai. Trong quy hoạch phát triển chuỗi đô thị ở Quảng Nam, các điều kiện tự nhiên và di sản văn hóa cần được nhận thức như là một vốn quý: vốn tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa. Vốn liếng này không những cần được bảo tồn mà còn cần được phát huy để phục vụ nhu cầu phát triển chuỗi đô thị với tư cách là nguồn động lực của phát triển. Một thái độ ứng xử có văn hóa với không gian sinh tồn là điều đặt lên hàng đầu. Không chỉ nhằm bảo tồn một cách bất biến giá trị của di sản mà phải sáng tạo những hình thức quản lý và bảo tồn thích hợp để các giá trị văn hóa đặc sắc của nhân loại trở thành một bộ phận hữu cơ trong đời sống xã hội hiện đại, thực sự mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển bền vững của con người. Triết lý quy hoạch phát triển chuỗi đô thị ở Quảng Nam cần được triển khai là: Tạo lập và duy trì sự hài hòa - cân bằng động giữa sinh thái - văn hóa và kinh tế. Đó cũng là triết lý quy hoạch cần được tôn trọng trong quá trình phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam.
Peter Bille Larsen - nhà nhân học, Trường Đại học Lucerne, Thụy Sỹ: Phân bố đều đầu tư
Bản chất của di sản đô thị khác với di tích chính là ở sự sống động và khả năng tiếp tục phát triển trong thích ứng. Hội An đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều vùng thú vị ra đời. Quan hệ giữa cộng đồng dân cư và nhà quản lý đã dễ chịu hơn. Tôi nghĩ ở lĩnh vực này thì thế giới có thể rút được nhiều kinh nghiệm từ Hội An. Kinh tế thay đổi, thế giới thay đổi và di sản thỉnh thoảng cũng phải thay đổi. Làm thế nào vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế? Nhiều cách làm. Từ lâu rồi, phong trào về di sản chủ yếu ở châu Âu. Hiện câu chuyện này tiếp diễn ở châu Á. Sự tham gia của cộng đồng đang thay đổi. Người dân đang có những cách tiếp cận chuyên nghiệp hơn, bình đẳng với các tổ chức khác. Và họ phải được chia sẻ lợi ích từ việc phát triển di sản đô thị. Thêm nữa, giữa các không gian cũ và mới của đô thị, cần một sự dung hòa mềm mại, đừng nên quá lệch nhau. Cách tốt nhất là phân bố đều sự đầu tư cho các vùng, để mối tương quan giữa vùng cũ và vùng mới được duy trì.
Ông Nguyễn Đức Minh - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, Chủ biên đề án Hội An nhân tình thuần hậu: Xây dựng cách ứng xử phù hợp
Vấn đề phát triển của Hội An hiện nay là cái tất yếu, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Hội An. Không dễ gì có một ưu thế của vùng đất mà hội đủ các yếu tố để phát triển. Trong tình trạng việc phát triển nhanh là tất yếu, vấn đề là ở cách lãnh đạo và quản lý. Làm sao anh phải nhạy bén và điều chỉnh kịp thời sự phát triển này theo hướng hài hòa đồng bộ giữa kinh tế, văn hóa, du lịch và xã hội. Về xã hội, nhiều người quan tâm đến ứng xử của người Hội An với du khách, nó gần như đang có những vấn đề bị ảnh hưởng rất lớn từ các nguyên nhân: Khách vào mang theo văn hóa của họ, cư dân phố cổ đang thay đổi. Ví dụ như khách Trung Quốc, họ nói chuyện gần như cãi nhau. Tây thì thích kiểu yên tĩnh. Người Hội An là lớp trẻ thì ít được tiếp cận văn hóa truyền thống nhiều.
Người Hội An hiện nay có 3 luồng: người bản địa còn lại một số ít, những người đến Hội An thuê hay mua nhà sinh sống, và những người đến Hội An làm việc tay chân. Khi họ đến mang theo văn hóa vùng đất họ. Và họ gặp khách du lịch thì làm thế nào để có phong thái ứng xử văn minh? Người ta đến Hội An vì ứng xử của tình người, vì vẻ đẹp của một thương cảng còn sót lại. Việc quan tâm nhất là duy trì văn hóa ứng xử. Vừa rồi, mặc dù đã có đề án phát triển thành phố văn hóa giai đoạn 2, 3 nhưng thực ra sự chuyển động chưa đến đâu. Còn với Đề án “Hội An, nhân tình thuần hậu” lấy lõi là khu phố cổ - nơi đang đón lượng khách du lịch nhiều, thì vẫn là làm thế nào cho người dân hiểu và có ứng xử cho phù hợp. Anh bảo tồn rồi thì phải biết phát huy, phát huy giá trị của di sản với du lịch và với ngay chính bản thân người Hội An.
ĐÁNH MẤT KÝ ỨC
Thông tin về một ngôi trường đã tồn tại 60 năm qua sẽ di dời gây không ít hụt hẫng với nhiều cư dân thị xã Điện Bàn. Một vết dấu ký ức mất đi, để bắt đầu cho một sự phát triển mới. Trong quy hoạch phát triển đô thị Quảng Nam, những “vốn liếng” của di sản cần được nhận diện và bảo lưu thay vì buộc phải đánh mất.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, đây là chủ trương và quyết định của tỉnh, vì vị trí hiện tại của trường THPT Nguyễn Duy Hiệu không thuận tiện cho việc phát triển của khu vực này. “UBND tỉnh và Sở GD-ĐT sẽ làm chủ đầu tư một ngôi trường mới đặt tại đường DH14 - trung tâm hành chính nối dài. Quan điểm của thị xã là cố gắng có một ngôi trường mới xứng tầm với giai đoạn phát triển mới của địa phương, nên ủng hộ chủ trương di dời của tỉnh. Bản thân Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu lâu nay là một trong những ngôi trường có thương hiệu của tỉnh. Nhưng ở trường cũ, hiện tại không có sân thể thao, khu vực thực hành thí nghiệm… nên đầu tư vào một ngôi trường ở vị trí đẹp hơn là điều nên làm” - ông Hà nói. Với câu hỏi không gian ngôi trường có tuổi đời 60 năm sẽ được dùng để làm gì, ông Hà cho biết, hiện vẫn chưa có quyết định chính thức, nhưng địa phương vẫn đề xuất giữ lại một phần đất làm bia lưu niệm và phòng truyền thống, trong đó có cả tượng của cụ Nguyễn Duy Hiệu đang đặt trong khuôn viên trường.
Có khá nhiều ý kiến từ những người dân địa phương về việc di dời ngôi trường này, bởi theo họ, đây không chỉ đơn thuần là một cơ sở giáo dục, nó đã đi vào lịch sử của vùng đất, chứng kiến rất nhiều cuộc đổi thay của vùng đất này trong nhiều giai đoạn khác nhau. “Tại sao không đầu tư nâng cấp ngôi trường, lùi cổng trường vào sâu bên trong, nhân tiện việc mở đường làm luôn di dời, giải tỏa mấy hộ trước trường tạo thông thoáng? Mở thêm cổng phụ cho học sinh ra vào tránh ùn tắc giao thông. Đổ đất xây dựng thêm nhiều nhà tầng làm lớp học vì đất phía sau còn rất nhiều” - một người dân phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn băn khoăn.
Riêng về vấn đề di dời Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, ông Nguyễn Xuân Hà nói có nghe nhiều ý kiến của rất nhiều thế hệ học sinh trường cũng như người dân sở tại. Nhưng hiện tại việc di dời trường đã được quyết định. Ông Nguyễn Xuân Hà cho rằng, trong câu chuyện phát triển đô thị, lâu nay, thị xã Điện Bàn luôn đề cao các giá trị văn hóa. “Hiện tại thị xã có 5 di tích cấp quốc gia, hơn 40 di tích cấp tỉnh nằm rải rác ở các phường, xã. Toàn bộ những di tích đều được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ. Cùng với ngân sách thị xã và tranh thủ từ đề án của tỉnh để bảo vệ toàn bộ di tích. Trong quá trình phát triển đô thị, chúng tôi đều cân nhắc đến các giá trị di tích” - ông Hà nói.
Có phải vì không gian Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu không phải là di tích lịch sử cấp tỉnh hay cấp quốc gia nên không được tính vào diện “bảo vệ”? Từ chuyện này, liên tưởng đến đề tài về bảo tồn di sản trong quy hoạch phát triển đô thị, có ý kiến của giáo sư Hoàng Đạo Kính cho rằng, do sự thiếu bền vững trong quy hoạch phát triển mà chúng ta chỉ sở hữu vỏn vẹn những vết tích dưới lòng đất của những công trình xây dựng, ít nhiều gợi mở về sự tồn tại của những cấu trúc đô thị xa xưa. “Qua thực tế, đã có sự suy suyển nghiêm trọng quỹ kiến trúc đô thị, sự biến dạng và giảm sút những giá trị vốn có. Và nguy hại hơn, đó là sự suy giảm vị trí và vị thế của chúng trong cơ thể thành phố phát triển mang tính bùng phát. Nguyên nhân chính là do sự thiếu phù hợp của các chủ trương, chính sách, chương trình và giải pháp trong việc duy trì (bảo tồn) các di sản đô thị, nhất là trước sự thách thức sinh tử của những nhà đầu tư và của phát triển” - ông nói.
Rất nhiều những vết dấu cũ – những ký ức đô thị được biểu hiện qua kiến trúc, dần dần mất đi trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – khoác áo mới cho đô thị. Ngay ở những di tích đã được định danh bằng việc công nhận từ các cấp, việc giữ lại cũng chỉ mang yếu tố tượng trưng khi bản thân các giá trị này, được nhìn nhận như thể những không gian “không sinh lời”. Cân bằng được điều này, lại một lần nữa, cần phải quay trở lại câu chuyện về tầm nhìn, năng lực của nhà quản lý, điều hành đô thị.
Câu chuyện đô thị di sản Hội An trước nay luôn là bài học về bảo tồn đối với nhiều thành phố phát triển. Một thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ cũng đã bắt đầu đặt ra vấn đề bảo tồn văn hóa trong tiến trình của mình… Tuy nhiên, cùng với quá trình đô thị hóa đang diễn ra dồn dập thì những thách thức cũng nhiều hơn.
Hội An nhìn từ trên cao. Ảnh: Mai Thành Chương
Cán cân bảo tồn - phát triểnMột câu chuyện phát triển mới ở phố cổ, mở thêm cơ hội bảo tồn cho đô thị này, khi sắp tới đây, một “phố Pháp” tại Hội An sẽ được phục dựng, dựa trên những kiến trúc các ngôi nhà Pháp trên một trục đường. Dù từ ý tưởng hay ngay cả lúc bắt đầu đều do một cá nhân người nước ngoài khởi xướng, nhưng theo một số nhà quản lý di tích Hội An, đây vẫn là một tín hiệu vui. Kêu gọi xã hội hóa bảo tồn, vẫn là một cách làm thông minh khi muốn lưu giữ các vết dấu đô thị cũ. Từ lâu nay, chuyện bảo tồn ở Hội An, đã trở thành niềm tự hào của người dân phố cổ. Cùng với Huế, Hội An được coi như điển hình của một đô thị di sản, với đầy đủ yếu tố từ kiến trúc, cảnh quan đến việc bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. Ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, các di tích kiến trúc, văn hóa, cảnh quan của Hội An giữ một vai trò không nhỏ làm nên sự phát triển của thành phố này ở hiện tại. Với vốn liếng của mình, Hội An đã xây dựng một đô thị điển hình về văn hóa - một đô thị có bản sắc. Trong quá trình phát triển, cư dân Hội An từ xưa đến nay đã tạo ra diện mạo của đô thị sinh thái, văn hóa vừa mang bản sắc truyền thống, vừa tiên tiến hiện đại. Mức sống của người dân đô thị Hội An đã được nâng lên rất nhiều lần, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Một ngôi nhà ở phố cổ Hội An được tháo dỡ để sửa chữa lại. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Ông Đinh Hài - Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ, ngay cả khi phải đặt lên bàn cân về việc bảo tồn văn hóa và phát triển đô thị, thì vẫn ưu tiên lệch về hướng bảo tồn nhiều hơn. Trong lúc bảo tồn, nếu có thể phát huy để vùng đất đó đi lên từ chính những giá trị mình đang sở hữu, thì đã là một thành công. Đây cũng chính là con đường Hội An đã và đang đi. Tất cả dấu ấn di tích, kiến trúc cổ của Hội An đều được “tận dụng” - nói theo cách của người dân Hội An, là để “kinh doanh văn hóa”, phát triển du lịch trên chính nền tảng, bản sắc văn hóa của đô thị mình. Con đường này cũng là “kế hoạch” mà thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ đang muốn theo đuổi. Tam Kỳ, dù “tuổi đời” của đô thị còn khá “trẻ”, nhưng vẫn kịp có những nét để hình thành nên các “di sản đô thị”, từ các di tích kiến trúc - văn hóa, các lễ nghi tập tục, cũng như các công trình văn hóa vừa được đầu tư xây dựng. Ông Bùi Ngọc Ảnh, Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ cho biết, chọn con đường phát triển đô thị văn hóa - sinh thái - du lịch là chuyện mà Tam Kỳ phải hướng đến trong tương lai. Chưa kể, trong lễ hội Festival Di sản Quảng Nam hồi tháng 6 vừa qua, với thông điệp mở rộng du lịch về phía nam của tỉnh, đã tạo thêm nhiều cơ hội vàng để vùng đô thị này “vững tin” với sự lựa chọn đường đi của mình.
Thách thức
Dù đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển đô thị gắn với bảo tồn văn hóa, nhưng lâu nay, Hội An vẫn tiếp tục tìm kiếm đường đi của mình trong tương lai, để tìm kiếm một đáp số tối ưu của bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kiến trúc sư Võ Đăng Phong (Trung tâm Quản lý và bảo tồn di sản văn hóa Hội An) cho biết, anh đang băn khoăn ngay trong kế hoạch bảo tồn của khu đô thị này, rằng Hội An là một di sản sống, và người dân Hội An vẫn hằng ngày bảo tồn khu vực sinh sống của họ - như một trách nhiệm chung để vùng đất phát triển. “Vậy Hội An cần một hoạch định theo chiều hướng phát triển hiện tại hay đóng băng như một bảo tàng để giữ lại tính chân xác của thực thể di tích? Cùng với đó, những thực thể kiến trúc tạo nên dấu ấn của phố cổ, vẫn cần phải có thời gian để phục hồi” - anh nói.
Di tích Văn thánh Khổng miếu Tam Kỳ. Ảnh: PHƯƠNG THẢO
Đô thị hóa chính là một trong những “trào lưu” được coi là thách thức lớn nhất trong việc lưu giữ di sản đô thị, đặc biệt ở Hội An. Bà Susan Vice - Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: “Hội An là một đại diện điển hình cho quá trình tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đang diễn ra ở hầu khắp các thành phố lịch sử của châu Á. Các khu di sản này, bao gồm các kết cấu xây dựng chính và các thành tố di sản phi vật thể có liên quan, đã trở thành nguồn lực quan trong cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra áp lực phát triển cho các nguồn lực cốt lõi này, cũng như đặt ra nhiều câu hỏi về phát triển bền vững”.
Trong khi đó, ở một góc độ khác, giáo sư William Logan - chuyên gia của UNESCO cho rằng, Hội An gặp vấn đề ở ngay trong sự phát triển của mình. Du lịch góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện nguồn sinh kế và thu nhập cho người dân, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên, theo ông, kèm theo sự phát triển này là việc tiếp nhận hàng loạt thành phần dân cư mới, cũng như phải giãn mật độ dân số bằng việc hình thành các khu dân cư mới. “Trong bối cảnh các di sản nằm trong khu vực đô thị, nơi mà giá trị đất đai được gia tăng nhanh chóng trong khi quỹ đất hạn chế thì buộc phải sử dụng đến các vùng đệm đô thị. Lúc này phải cần đến năng lực của chính quyền quản lý” - ông William nói.
Kiến trúc sư Trần Việt Anh (Hội Kiến trúc Việt Nam), trong lần gặp gỡ tại Hội An cho rằng, hiện tại “ở Việt Nam, di sản là một miếng mồi ngon và rất dễ bị tổn thương”. Điều này, cũng là một trăn trở mà tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu chia sẻ, rằng “kinh nghiệm cho thấy, bảo tồn di sản đô thị thực chất là “kết quả dàn xếp các xu hướng mâu thuẫn”; mà mâu thuẫn lớn nhất là di sản đô thị được coi là tài sản của cộng đồng dân cư nhưng đồng thời cũng bị coi là “gánh nặng” của chính quyền đô thị”. Còn bà Nguyễn Thị Thu Hạnh (Hiệp hội phát triển đô thị bền vững) cho rằng, việc nhận diện các giá trị di sản sẽ đi đến sự thích nghi trong việc chung sống cùng với các thành tựu này. Cùng với đó, lợi ích của chủ sở hữu di sản là đối tượng quan trọng để giữ gìn di sản. “Ở Hội An là cộng đồng dân cư. Hay ở bất cứ vùng di sản nào khác, từ khóa vẫn là người dân. Cần phải có chính sách tốt hơn cho người dân được hưởng lợi từ di sản” - bà Hạnh nói.
GIẢI PHÁP NÀO THÍCH ỨNG?
Những ý kiến chúng tôi ghi nhận được từ các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về giải pháp bảo tồn những di sản đô thị một cách phù hợp.
PGS-TS. Đặng Văn Bài - Phó Chủ tịch Hội Di sản Việt Nam: Phải có triết lý quy hoạch đô thị
Đất Quảng Nam là nơi hội tụ, giao lưu với không gian văn hóa Đại Việt ở phía Bắc và Phù Nam - Chân Lạp ở phía Nam, đồng thời cũng là vùng đất hội tụ, tiếp biến văn hóa Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Hoa. Phải xác lập được vị trí của các di sản văn hóa quý giá do tiền nhân truyền lại, tạo điều kiện tối ưu cho chúng được nối tiếp trong quá trình phát triển chuỗi đô thị Quảng Nam trong tương lai. Trong quy hoạch phát triển chuỗi đô thị ở Quảng Nam, các điều kiện tự nhiên và di sản văn hóa cần được nhận thức như là một vốn quý: vốn tài nguyên thiên nhiên và vốn văn hóa. Vốn liếng này không những cần được bảo tồn mà còn cần được phát huy để phục vụ nhu cầu phát triển chuỗi đô thị với tư cách là nguồn động lực của phát triển. Một thái độ ứng xử có văn hóa với không gian sinh tồn là điều đặt lên hàng đầu. Không chỉ nhằm bảo tồn một cách bất biến giá trị của di sản mà phải sáng tạo những hình thức quản lý và bảo tồn thích hợp để các giá trị văn hóa đặc sắc của nhân loại trở thành một bộ phận hữu cơ trong đời sống xã hội hiện đại, thực sự mang lại những lợi ích thiết thực cho phát triển bền vững của con người. Triết lý quy hoạch phát triển chuỗi đô thị ở Quảng Nam cần được triển khai là: Tạo lập và duy trì sự hài hòa - cân bằng động giữa sinh thái - văn hóa và kinh tế. Đó cũng là triết lý quy hoạch cần được tôn trọng trong quá trình phát triển hệ thống đô thị ở Việt Nam.
Peter Bille Larsen - nhà nhân học, Trường Đại học Lucerne, Thụy Sỹ: Phân bố đều đầu tư
Bản chất của di sản đô thị khác với di tích chính là ở sự sống động và khả năng tiếp tục phát triển trong thích ứng. Hội An đã có rất nhiều thay đổi. Nhiều vùng thú vị ra đời. Quan hệ giữa cộng đồng dân cư và nhà quản lý đã dễ chịu hơn. Tôi nghĩ ở lĩnh vực này thì thế giới có thể rút được nhiều kinh nghiệm từ Hội An. Kinh tế thay đổi, thế giới thay đổi và di sản thỉnh thoảng cũng phải thay đổi. Làm thế nào vừa bảo tồn vừa phát triển kinh tế? Nhiều cách làm. Từ lâu rồi, phong trào về di sản chủ yếu ở châu Âu. Hiện câu chuyện này tiếp diễn ở châu Á. Sự tham gia của cộng đồng đang thay đổi. Người dân đang có những cách tiếp cận chuyên nghiệp hơn, bình đẳng với các tổ chức khác. Và họ phải được chia sẻ lợi ích từ việc phát triển di sản đô thị. Thêm nữa, giữa các không gian cũ và mới của đô thị, cần một sự dung hòa mềm mại, đừng nên quá lệch nhau. Cách tốt nhất là phân bố đều sự đầu tư cho các vùng, để mối tương quan giữa vùng cũ và vùng mới được duy trì.
Ông Nguyễn Đức Minh - Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, Chủ biên đề án Hội An nhân tình thuần hậu: Xây dựng cách ứng xử phù hợp
Vấn đề phát triển của Hội An hiện nay là cái tất yếu, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Hội An. Không dễ gì có một ưu thế của vùng đất mà hội đủ các yếu tố để phát triển. Trong tình trạng việc phát triển nhanh là tất yếu, vấn đề là ở cách lãnh đạo và quản lý. Làm sao anh phải nhạy bén và điều chỉnh kịp thời sự phát triển này theo hướng hài hòa đồng bộ giữa kinh tế, văn hóa, du lịch và xã hội. Về xã hội, nhiều người quan tâm đến ứng xử của người Hội An với du khách, nó gần như đang có những vấn đề bị ảnh hưởng rất lớn từ các nguyên nhân: Khách vào mang theo văn hóa của họ, cư dân phố cổ đang thay đổi. Ví dụ như khách Trung Quốc, họ nói chuyện gần như cãi nhau. Tây thì thích kiểu yên tĩnh. Người Hội An là lớp trẻ thì ít được tiếp cận văn hóa truyền thống nhiều.
Người Hội An hiện nay có 3 luồng: người bản địa còn lại một số ít, những người đến Hội An thuê hay mua nhà sinh sống, và những người đến Hội An làm việc tay chân. Khi họ đến mang theo văn hóa vùng đất họ. Và họ gặp khách du lịch thì làm thế nào để có phong thái ứng xử văn minh? Người ta đến Hội An vì ứng xử của tình người, vì vẻ đẹp của một thương cảng còn sót lại. Việc quan tâm nhất là duy trì văn hóa ứng xử. Vừa rồi, mặc dù đã có đề án phát triển thành phố văn hóa giai đoạn 2, 3 nhưng thực ra sự chuyển động chưa đến đâu. Còn với Đề án “Hội An, nhân tình thuần hậu” lấy lõi là khu phố cổ - nơi đang đón lượng khách du lịch nhiều, thì vẫn là làm thế nào cho người dân hiểu và có ứng xử cho phù hợp. Anh bảo tồn rồi thì phải biết phát huy, phát huy giá trị của di sản với du lịch và với ngay chính bản thân người Hội An.
ĐÁNH MẤT KÝ ỨC
Thông tin về một ngôi trường đã tồn tại 60 năm qua sẽ di dời gây không ít hụt hẫng với nhiều cư dân thị xã Điện Bàn. Một vết dấu ký ức mất đi, để bắt đầu cho một sự phát triển mới. Trong quy hoạch phát triển đô thị Quảng Nam, những “vốn liếng” của di sản cần được nhận diện và bảo lưu thay vì buộc phải đánh mất.
Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu (Điện Bàn) sẽ bị di dời trong nay mai. Ảnh: ST
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết, đây là chủ trương và quyết định của tỉnh, vì vị trí hiện tại của trường THPT Nguyễn Duy Hiệu không thuận tiện cho việc phát triển của khu vực này. “UBND tỉnh và Sở GD-ĐT sẽ làm chủ đầu tư một ngôi trường mới đặt tại đường DH14 - trung tâm hành chính nối dài. Quan điểm của thị xã là cố gắng có một ngôi trường mới xứng tầm với giai đoạn phát triển mới của địa phương, nên ủng hộ chủ trương di dời của tỉnh. Bản thân Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu lâu nay là một trong những ngôi trường có thương hiệu của tỉnh. Nhưng ở trường cũ, hiện tại không có sân thể thao, khu vực thực hành thí nghiệm… nên đầu tư vào một ngôi trường ở vị trí đẹp hơn là điều nên làm” - ông Hà nói. Với câu hỏi không gian ngôi trường có tuổi đời 60 năm sẽ được dùng để làm gì, ông Hà cho biết, hiện vẫn chưa có quyết định chính thức, nhưng địa phương vẫn đề xuất giữ lại một phần đất làm bia lưu niệm và phòng truyền thống, trong đó có cả tượng của cụ Nguyễn Duy Hiệu đang đặt trong khuôn viên trường.
Có khá nhiều ý kiến từ những người dân địa phương về việc di dời ngôi trường này, bởi theo họ, đây không chỉ đơn thuần là một cơ sở giáo dục, nó đã đi vào lịch sử của vùng đất, chứng kiến rất nhiều cuộc đổi thay của vùng đất này trong nhiều giai đoạn khác nhau. “Tại sao không đầu tư nâng cấp ngôi trường, lùi cổng trường vào sâu bên trong, nhân tiện việc mở đường làm luôn di dời, giải tỏa mấy hộ trước trường tạo thông thoáng? Mở thêm cổng phụ cho học sinh ra vào tránh ùn tắc giao thông. Đổ đất xây dựng thêm nhiều nhà tầng làm lớp học vì đất phía sau còn rất nhiều” - một người dân phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn băn khoăn.
Riêng về vấn đề di dời Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu, ông Nguyễn Xuân Hà nói có nghe nhiều ý kiến của rất nhiều thế hệ học sinh trường cũng như người dân sở tại. Nhưng hiện tại việc di dời trường đã được quyết định. Ông Nguyễn Xuân Hà cho rằng, trong câu chuyện phát triển đô thị, lâu nay, thị xã Điện Bàn luôn đề cao các giá trị văn hóa. “Hiện tại thị xã có 5 di tích cấp quốc gia, hơn 40 di tích cấp tỉnh nằm rải rác ở các phường, xã. Toàn bộ những di tích đều được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ. Cùng với ngân sách thị xã và tranh thủ từ đề án của tỉnh để bảo vệ toàn bộ di tích. Trong quá trình phát triển đô thị, chúng tôi đều cân nhắc đến các giá trị di tích” - ông Hà nói.
Có phải vì không gian Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu không phải là di tích lịch sử cấp tỉnh hay cấp quốc gia nên không được tính vào diện “bảo vệ”? Từ chuyện này, liên tưởng đến đề tài về bảo tồn di sản trong quy hoạch phát triển đô thị, có ý kiến của giáo sư Hoàng Đạo Kính cho rằng, do sự thiếu bền vững trong quy hoạch phát triển mà chúng ta chỉ sở hữu vỏn vẹn những vết tích dưới lòng đất của những công trình xây dựng, ít nhiều gợi mở về sự tồn tại của những cấu trúc đô thị xa xưa. “Qua thực tế, đã có sự suy suyển nghiêm trọng quỹ kiến trúc đô thị, sự biến dạng và giảm sút những giá trị vốn có. Và nguy hại hơn, đó là sự suy giảm vị trí và vị thế của chúng trong cơ thể thành phố phát triển mang tính bùng phát. Nguyên nhân chính là do sự thiếu phù hợp của các chủ trương, chính sách, chương trình và giải pháp trong việc duy trì (bảo tồn) các di sản đô thị, nhất là trước sự thách thức sinh tử của những nhà đầu tư và của phát triển” - ông nói.
Rất nhiều những vết dấu cũ – những ký ức đô thị được biểu hiện qua kiến trúc, dần dần mất đi trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng – khoác áo mới cho đô thị. Ngay ở những di tích đã được định danh bằng việc công nhận từ các cấp, việc giữ lại cũng chỉ mang yếu tố tượng trưng khi bản thân các giá trị này, được nhìn nhận như thể những không gian “không sinh lời”. Cân bằng được điều này, lại một lần nữa, cần phải quay trở lại câu chuyện về tầm nhìn, năng lực của nhà quản lý, điều hành đô thị.