Lồng đèn cổ trong một số di tích ở Hội An
- Thứ năm - 29/11/2018 21:56
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khen ai khéo xếp í a cây đèn kéo quân
Voi giấy ngựa giấy chạy vòng quanh
Voi giấy ngựa giấy chạy vòng quanh
Khi những câu hát trong bài “Đồng dao đèn kéo quân” vang lên thì không chỉ trẻ thơ mà ngay cả những người đã qua thời trẻ thơ đều không khỏi cảm giác nôn nao, rộn ràng trong lòng. Cứ vào dịp Tết, đặc biệt là Tết Trung thu, những chiếc lồng đèn như những món quà nhỏ xinh mà người lớn dành tặng cho các em nhỏ. Và cũng như nhiều nơi khác, trẻ em ở Hội An từ ngày xưa cũng rất thích thú món quà này.
Sự phân bố các lồng đèn cổ phần lớn tập trung trong một số di tích ở khu phố cổ như các hội quán của người Hoa, một số nhà thờ của các tộc họ có nhiều danh vọng tại Hội An (Trần, Trương, Lâm) hay tại một số gia đình khác (nhà Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học) nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Phùng Hưng, nhà 103 Trần Phú…); vùng ngoại vi khu phố cổ chỉ có ở nhà ông Huỳnh Cường (Cẩm Kim), nhà thờ tộc Trần Thanh (Cẩm Phô), chùa Vạn Đức (Cẩm Hà).
Về loại hình, nếu dựa trên chất liệu thì có thể chia các kiểu lồng đèn cổ ở Hội An thành ba loại. Loại thứ nhất là những chiếc lồng đèn có bộ khung được đan bằng những nan tre nhỏ, vót tròn, theo hình xương cá hoặc ô trám lồng, bên ngoài dán giấy trong. Những lồng đèn này có hình dáng là hình tròn, bên dưới có chốt vặn hình con tiện. Trên thân vẽ các hình trang trí nhiều màu sắc, phổ biến là các chữ Hán có kích thước lớn ở phía trên (những chữ này là tên đại diện của chủ sở hữu những chiếc lồng đèn này, như nhà thờ tộc Trần vẽ chữ Trần, Nhà thờ tộc Trương vẽ chữ Trương,…), bên dưới gần đáy vẽ các hình hoa lá, trôn ốc nối nhau. Những nơi còn lưu giữ lồng đèn loại này là: nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi), nhà thờ tộc Trương (69/1 Phan Châu Trinh), nhà thờ tộc Trần Thanh, Quan Công miếu, chùa Quan Âm, hội quán Ngũ Bang.
Trong lồng đèn hình trụ lục giác còn có nhiều loại khác như: hình trụ lục giác có 3 lồng (2 lồng ngoài và 1 lồng trong), 2 lồng hay chỉ là những chiếc hình trụ lục giác được chạm trổ tỉ mỉ ở bộ khung. Cách thức trang trí ở loại này là kĩ thuật vẽ màu trên kính (hoặc giấy trong) và cà trên kính. Đề tài trang trí cũng vô cùng đa dạng như: bát tiên quá hải, bát tiên, hoa, bát bửu, hình chữ S… Loại này được tìm thấy ở nhiều di tích: Quan Công miếu, hội quán Phước Kiến, hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Triệu, hội quán Ngũ Bang, nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Tấn Ký, nhà 103 Trần Phú, nhà 129 Trần Phú, nhà thờ tộc Trần, nhà ông Huỳnh Cường…
Lồng đèn hình trái đào được lưu giữ tại hội quán Phước Kiến, nhà 129 Trần Phú (các mẫu lồng đèn ở nhà 129 Trần Phú được làm lại theo mẫu lồng đèn cổ). Riêng lồng đèn hình quả lựu chỉ tìm thấy ở Nhà thờ tộc Trần với các học tiết trang trí sắc sảo. Đề tài trang trí trên những chiếc lồng đèn này là hình con gà, hoa lá. Bên cạnh đó, tại nhà 129 Trần Phú còn có kiểu lồng đèn cánh quạt xếp, thân trang trí hình hoa lá, chữ Hán.
Loại thứ ba chiếm số lượng ít là kiểu lồng đèn có khung sắt, thân bằng kính hoặc giấy trong, có hình tứ giác theo kiểu nhỏ dần về đáy. Những thanh sắt được uốn cong để tạo khung, thân vẽ màu hình hoa, bát tiên. Loại này đang được lưu giữ tại nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Phùng Hưng. Cũng chất liệu này, tại chùa Vạn Đức còn lưu giữ một chiếc hình nón cụt có 6 mặt úp chồng lên nhau, thân vẽ chữ Vạn Đức và các hoa nhỏ li ti.
Ngoài ra, tại hội quán Phước Kiến còn có một loại lồng đèn hình trứng, chất liệu thủy tinh, thân trang trí hình các vòng tròn, bên trong là các hoa nhỏ.
Những chiếc lồng đèn thường được treo đối xứng, hài hòa trong không gian nội thất các di tích. Người ta dùng lồng đèn vừa để giữ ánh sáng, vừa để trang trí, tạo cho không gian nội thất sự sang trọng, quyền quý. Từ những chiếc lồng đèn làm bằng nan tre, đến những chiếc lồng đèn có khung gỗ hoặc sắt với nhiều đề tài trang trí mang ý nghĩa cát tường không chỉ chứa đựng những tâm tư, tình cảm của người thợ thực hiện mà còn là niềm gửi gắm của chủ nhân, là biết bao truyền thống tốt đẹp mà ông cha muốn lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau. Mặc dù hiện nay số lượng các lồng đèn cổ ở Hội An còn lại không nhiều nhưng kiểu dáng và các họa tiết trang trí khá phong phú. Sự phân bố các lồng đèn cổ trong không gian nội thất di tích như một điểm nhấn ấn tượng, cùng với các chi tiết trang trí mỹ thuật khác góp phần tạo nên bức tranh kiến trúc cổ độc đáo, đầy màu sắc cho các di tích tín ngưỡng – tôn giáo, nhà ở tại Hội An.
Lồng đèn hình lục giác ở Quan Công miếu
Không riêng gì dịp Tết, trong một số dòng họ, gia đình đặc biệt các gia đình giàu có hay ngoại kiều ở Hội An từ xa xưa cũng đã hình thành tập quán sử dụng lồng đèn trong các dịp cưới hỏi, ma chay. Một số cơ sở tín ngưỡng tôn giáo cũng sử dụng vật dụng này. Do chất liệu làm lồng đèn dễ bị hư hại nên trải qua thời gian, số lượng lồng đèn cổ ở Hội An còn lại không nhiều, chỉ tìm thấy ở một số nơi như Quan Công miếu còn lưu giữ lồng đèn hình lục giác có niên đại 1885, lồng đèn hình tròn nan tre bọc giấy đỏ ở nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc Trần, lồng đèn hình trái lựu ở nhà thờ tộc Trần, bộ khung lồng đèn lục giác nhà cổ Tấn Ký, nhà ông Huỳnh Cường (Cẩm Kim)… Còn phần lớn các mẫu lồng đèn đang được lưu giữ tại các di tích là lồng đèn làm theo mẫu cũ, có niên đại vài chục năm trở lại đây.Sự phân bố các lồng đèn cổ phần lớn tập trung trong một số di tích ở khu phố cổ như các hội quán của người Hoa, một số nhà thờ của các tộc họ có nhiều danh vọng tại Hội An (Trần, Trương, Lâm) hay tại một số gia đình khác (nhà Tấn Ký (101 Nguyễn Thái Học) nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Phùng Hưng, nhà 103 Trần Phú…); vùng ngoại vi khu phố cổ chỉ có ở nhà ông Huỳnh Cường (Cẩm Kim), nhà thờ tộc Trần Thanh (Cẩm Phô), chùa Vạn Đức (Cẩm Hà).
Về loại hình, nếu dựa trên chất liệu thì có thể chia các kiểu lồng đèn cổ ở Hội An thành ba loại. Loại thứ nhất là những chiếc lồng đèn có bộ khung được đan bằng những nan tre nhỏ, vót tròn, theo hình xương cá hoặc ô trám lồng, bên ngoài dán giấy trong. Những lồng đèn này có hình dáng là hình tròn, bên dưới có chốt vặn hình con tiện. Trên thân vẽ các hình trang trí nhiều màu sắc, phổ biến là các chữ Hán có kích thước lớn ở phía trên (những chữ này là tên đại diện của chủ sở hữu những chiếc lồng đèn này, như nhà thờ tộc Trần vẽ chữ Trần, Nhà thờ tộc Trương vẽ chữ Trương,…), bên dưới gần đáy vẽ các hình hoa lá, trôn ốc nối nhau. Những nơi còn lưu giữ lồng đèn loại này là: nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi), nhà thờ tộc Trương (69/1 Phan Châu Trinh), nhà thờ tộc Trần Thanh, Quan Công miếu, chùa Quan Âm, hội quán Ngũ Bang.
Lồng đèn hình tròn và lồng đèn hình trái lựu
Loại thứ hai là những chiếc lồng đèn có bộ khung bằng gỗ, thân bằng kính hoặc giấy trong. Loại này chiếm số lượng khá nhiều, với các kiểu dáng như lồng đèn hình trụ lục giác, lồng đèn hình hai trái đào, hai trái lựu lồng nhau. Loại này có thể tháo rời và lắp ghép trở lại bằng các chốt, do đó với những chiếc có thân bằng giấy trong, trải qua thời gian bị hư hại, chủ nhân của nó thường thay bằng loại giấy mới (nhà Tấn Ký).Trong lồng đèn hình trụ lục giác còn có nhiều loại khác như: hình trụ lục giác có 3 lồng (2 lồng ngoài và 1 lồng trong), 2 lồng hay chỉ là những chiếc hình trụ lục giác được chạm trổ tỉ mỉ ở bộ khung. Cách thức trang trí ở loại này là kĩ thuật vẽ màu trên kính (hoặc giấy trong) và cà trên kính. Đề tài trang trí cũng vô cùng đa dạng như: bát tiên quá hải, bát tiên, hoa, bát bửu, hình chữ S… Loại này được tìm thấy ở nhiều di tích: Quan Công miếu, hội quán Phước Kiến, hội quán Triều Châu, hội quán Quảng Triệu, hội quán Ngũ Bang, nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Tấn Ký, nhà 103 Trần Phú, nhà 129 Trần Phú, nhà thờ tộc Trần, nhà ông Huỳnh Cường…
Lồng đèn hình trái đào được lưu giữ tại hội quán Phước Kiến, nhà 129 Trần Phú (các mẫu lồng đèn ở nhà 129 Trần Phú được làm lại theo mẫu lồng đèn cổ). Riêng lồng đèn hình quả lựu chỉ tìm thấy ở Nhà thờ tộc Trần với các học tiết trang trí sắc sảo. Đề tài trang trí trên những chiếc lồng đèn này là hình con gà, hoa lá. Bên cạnh đó, tại nhà 129 Trần Phú còn có kiểu lồng đèn cánh quạt xếp, thân trang trí hình hoa lá, chữ Hán.
Loại thứ ba chiếm số lượng ít là kiểu lồng đèn có khung sắt, thân bằng kính hoặc giấy trong, có hình tứ giác theo kiểu nhỏ dần về đáy. Những thanh sắt được uốn cong để tạo khung, thân vẽ màu hình hoa, bát tiên. Loại này đang được lưu giữ tại nhà 80 Nguyễn Thái Học, nhà Phùng Hưng. Cũng chất liệu này, tại chùa Vạn Đức còn lưu giữ một chiếc hình nón cụt có 6 mặt úp chồng lên nhau, thân vẽ chữ Vạn Đức và các hoa nhỏ li ti.
Ngoài ra, tại hội quán Phước Kiến còn có một loại lồng đèn hình trứng, chất liệu thủy tinh, thân trang trí hình các vòng tròn, bên trong là các hoa nhỏ.
Những chiếc lồng đèn thường được treo đối xứng, hài hòa trong không gian nội thất các di tích. Người ta dùng lồng đèn vừa để giữ ánh sáng, vừa để trang trí, tạo cho không gian nội thất sự sang trọng, quyền quý. Từ những chiếc lồng đèn làm bằng nan tre, đến những chiếc lồng đèn có khung gỗ hoặc sắt với nhiều đề tài trang trí mang ý nghĩa cát tường không chỉ chứa đựng những tâm tư, tình cảm của người thợ thực hiện mà còn là niềm gửi gắm của chủ nhân, là biết bao truyền thống tốt đẹp mà ông cha muốn lưu truyền lại cho các thế hệ con cháu mai sau.