Hội An gọi tôi về!
- Thứ tư - 24/04/2019 22:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hội An như luôn gọi những người đã đi xa phải trở về, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải quay về.
Hội An đã gọi bằng một tiếng gọi thầm. Đó là một thứ tiếng gọi không có âm thanh. Đó là một thứ tiếng gọi thiêng liêng được kết nối bởi những mối ràng buộc, liên hệ của truyền thống. Hội An đã gọi những người con của mình, và cả những du khách phương xa bằng chính bầu khí của nó, cái bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An.
Văn hóa, trong điều kiện sống đa chiều hiện nay, là một sự tổng hòa các hoạt động tinh thần và các hoạt động vật chất. Những thành quả văn hóa là nhằm phục vụ cho chính con người và sẽ giúp con người thực sự Người hơn. Như thế, có thể nói rằng, văn hóa là khái niệm để xác định những giá-trị-người. Từ cách hiểu như vậy, ta sẽ dễ quay lại lý giải cái nền tảng của bầu-khí-văn-hóa Hội An.
Các nhà nghiên cứu, từ nhiều năm nay, đều khẳng định rằng, văn hóa Việt Nam là một sự dung hợp của nhiều nguồn văn hóa khác nhau. Nếu ở thời quốc gia Đại Việt, đó là sự dung hợp của ba nguồn tư tưởng triết học Nho-Phật-Lão, giúp cho con người không bị gò ép trong cái khuôn nhất nguyên Nho giáo, mà bằng những biện pháp “phóng nhiệm”, “buông xả” của Lão giáo và Phật giáo đã tạo nên sự cân bằng trong tâm hồn, thì với Hội An, từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, ngoài Tam giáo đã nêu, con người nơi đây còn có sự kế thừa văn hóa Champa và tiếp thu văn hóa phương Tây từ các thương khách, nhất là trực tiếp đón nhận và dung hợp mạnh mẽ văn hóa của người Hoa, người Nhật. Chính sự dung hợp văn hóa ấy đã tạo nên một đời sống tinh thần đặc biệt ở con người Hội An, lâu dần đã trở thành một truyền thống văn hóa quý báu.
Không ai có thể phủ nhận, bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An được tạo nên từ nhiều thành tố, trong đó không thể không kể đến yếu tố tình người. Là một thành phố nhỏ, những cư dân Hội An lâu đời gần như đều biết rõ nhau, biết cả nguồn cội gia tộc và hoàn cảnh sống của nhau. Cho nên, trong cái không gian thân tình ấy, chẳng những giữa con người với con người có một mối quan hệ nhẹ nhàng, tương kính, mà đó còn là cơ sở để tạo nên một “lực thắng” đạo đức vô hình. Vì quá biết nhau, không ai muốn (hoặc không dám) làm điều sai trái để có thể tạo nên sự dị nghị, chê trách của những người chung quanh. “Cái phanh” đạo đức này, qua nhiều thời kỳ, cũng đã vô tình tạo nên một tập quán tốt đẹp, đó chính là cái phong cách sống chân thật, giản dị, vì không cần (hay không thể) kiểu cách hoặc khoe mẽ với những người đã quá quen thân.
Không chỉ có cư dân Hội An, mà ngay cả những ai đến với Hội An và thực sự hòa mình vào cuộc-sống-Hội-An đều bị cuốn hút bởi cái cung cách chân tình ấy. Trong cách suy nghĩ của người Hội An, dường như lúc nào cũng có một phần dành cho quá khứ. Gần như cái phần thâm trọng quá khứ ấy đã trở thành cái thước đo bên trong, một loại chuẩn mực tâm hồn, dựa trên cơ sở của một sự cân bằng tâm lý. Hình như ở đây, với những cư dân lâu đời của Hội An, lúc nào cũng có cái lực đối trọng giữa Quá khứ – Hiện tại, giữa Ham muốn – Danh dự, giữa Quyền lợi cá nhân và Trách nhiệm bảo vệ lối sống cộng đồng. Dưới những mái nhà rêu phong, những bức hoành phi, hoa văn xưa cũ, những đình chùa cổ kính, những hội quán vẫn còn lưu lại nét vàng son, những đường phố nhỏ hẹp thân tình, con người Hội An tuy vẫn ngước nhìn về tương lai mà cứ cho ta cái cảm tưởng đó là những hình bóng sống động của quá khứ. Những đời người có thể tàn lụi, nhưng lớp con rồi lớp cháu lại sẽ tiếp tục sống cuộc đời lặng lẽ đậm màu sắc văn hóa đặc thù của cha ông. Cho nên, không phải tiếng rao “xí-mà-phủ” của ông lão bán chè mè đen qua nửa thế kỷ, hay “mắt cửa” ở những ngôi nhà cổ là “hồn Phố”. Bởi đó chỉ là những hình ảnh mang tính biểu tượng của sinh hoạt văn hóa vật chất. Còn phải tính đến mặt sinh hoạt tinh thần để làm nên văn hóa Hội An. Phải kể đến đầu tiên, như đã nói, chính là con người Hội An với một nếp sinh hoạt mang tính nhân văn cao. Cộng thêm vào đó là đời sống tín ngưỡng – tâm linh, cùng những thành quả nghệ thuật ở nhiều loại hình, những tập quán, lễ hội dân gian nhiều màu sắc, và cái tâm thức văn hóa làng xã. Tất cả đã làm nên bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An. Đó mới chính là hồn Phố.
(Xin mở một dấu ngoặt để nói ngay rằng, sẽ là thiếu sót nếu không nhận thấy một thực tế là hiện nay đã có một cái gì đó đang mất đi trong lối sống của người Hội An. Do nhu cầu kinh doanh du lịch, có nhiều người ở các nơi khác đến sinh sống, buôn bán tại Hội An. Và cung cách sống nơi đây không thể không có xáo trộn, biến đổi)...
Tôi có nỗi mong muốn thiết tha được trở về sống ở Hội An. Dự tính mua một mảnh đất nhỏ, ở xa thành phố, để được trồng vài khóm hoa, một luống cải (để nhớ mẹ), và trong những năm cuối đời được dành toàn bộ thời gian cho việc viết những cuốn sách nghiên cứu về văn hóa dân gian đất Quảng, bởi cho tới nay vẫn còn một vài đề tài khoa học tôi ấp ủ từ lâu mà chưa hoàn thành được.
Tôi muốn trở về Hội An, nơi tôi đã được sống một tuổi thơ êm đềm. Ngay trong những ngày tháng gian khó nhất của đời mình, bao giờ tôi cũng như nhìn thấy lại hình ảnh của cậu bé tinh nghịch, hiếu động chạy nhảy trên những sân chùa, kéo đôi guốc mộc qua những con phố nhỏ trong đêm trăng xanh lặng lẽ, khi cảm thấy đâu đó mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ, vương vấn của loài vong ưu thảo, hay để lòng lắng lại trước một tiếng rao chè muộn màng trong đêm khuya thanh vắng. Chính quãng đời thơ trẻ tuyệt vời ấy đã tạo nên tâm hồn tôi, đời thơ tôi. Trong cái ký ức nồng nàn hương hoa thời trai trẻ của tôi, những đêm ba mươi Tết nghi ngút khói hương và sực nức mùi trầm của Hội An bao giờ cũng như một khúc ca, một lời an ủi dịu dàng. Tôi muốn tìm lại sự bình an trong cái chân thật, giản dị của lối sống, nếp nghĩ Hội An, đắm mình trong bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An, cái bầu khí gần như linh diệu mà lại vô cùng gần gũi.
Hội An gọi ai về?
Có lẽ Hội An không chỉ gọi những người đi xa trở về, không chỉ gọi những người đã biết (hoặc chưa biết) lại một lần (hay thử một lần) trở về, mà hình như Hội An còn gọi chính những người đang sống tại Hội An phải luôn luôn quay về với bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An, giữ gìn và phát huy nó, để Hội An mãi mãi là nơi chốn đáng yêu, thanh bình, một Quê Chung mà ai cũng muốn được trở về. Vì sự trở về đó thực ra là cuộc hành trình tìm lại chính mình.
Văn hóa, trong điều kiện sống đa chiều hiện nay, là một sự tổng hòa các hoạt động tinh thần và các hoạt động vật chất. Những thành quả văn hóa là nhằm phục vụ cho chính con người và sẽ giúp con người thực sự Người hơn. Như thế, có thể nói rằng, văn hóa là khái niệm để xác định những giá-trị-người. Từ cách hiểu như vậy, ta sẽ dễ quay lại lý giải cái nền tảng của bầu-khí-văn-hóa Hội An.
Các nhà nghiên cứu, từ nhiều năm nay, đều khẳng định rằng, văn hóa Việt Nam là một sự dung hợp của nhiều nguồn văn hóa khác nhau. Nếu ở thời quốc gia Đại Việt, đó là sự dung hợp của ba nguồn tư tưởng triết học Nho-Phật-Lão, giúp cho con người không bị gò ép trong cái khuôn nhất nguyên Nho giáo, mà bằng những biện pháp “phóng nhiệm”, “buông xả” của Lão giáo và Phật giáo đã tạo nên sự cân bằng trong tâm hồn, thì với Hội An, từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, ngoài Tam giáo đã nêu, con người nơi đây còn có sự kế thừa văn hóa Champa và tiếp thu văn hóa phương Tây từ các thương khách, nhất là trực tiếp đón nhận và dung hợp mạnh mẽ văn hóa của người Hoa, người Nhật. Chính sự dung hợp văn hóa ấy đã tạo nên một đời sống tinh thần đặc biệt ở con người Hội An, lâu dần đã trở thành một truyền thống văn hóa quý báu.
Không ai có thể phủ nhận, bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An được tạo nên từ nhiều thành tố, trong đó không thể không kể đến yếu tố tình người. Là một thành phố nhỏ, những cư dân Hội An lâu đời gần như đều biết rõ nhau, biết cả nguồn cội gia tộc và hoàn cảnh sống của nhau. Cho nên, trong cái không gian thân tình ấy, chẳng những giữa con người với con người có một mối quan hệ nhẹ nhàng, tương kính, mà đó còn là cơ sở để tạo nên một “lực thắng” đạo đức vô hình. Vì quá biết nhau, không ai muốn (hoặc không dám) làm điều sai trái để có thể tạo nên sự dị nghị, chê trách của những người chung quanh. “Cái phanh” đạo đức này, qua nhiều thời kỳ, cũng đã vô tình tạo nên một tập quán tốt đẹp, đó chính là cái phong cách sống chân thật, giản dị, vì không cần (hay không thể) kiểu cách hoặc khoe mẽ với những người đã quá quen thân.
Không chỉ có cư dân Hội An, mà ngay cả những ai đến với Hội An và thực sự hòa mình vào cuộc-sống-Hội-An đều bị cuốn hút bởi cái cung cách chân tình ấy. Trong cách suy nghĩ của người Hội An, dường như lúc nào cũng có một phần dành cho quá khứ. Gần như cái phần thâm trọng quá khứ ấy đã trở thành cái thước đo bên trong, một loại chuẩn mực tâm hồn, dựa trên cơ sở của một sự cân bằng tâm lý. Hình như ở đây, với những cư dân lâu đời của Hội An, lúc nào cũng có cái lực đối trọng giữa Quá khứ – Hiện tại, giữa Ham muốn – Danh dự, giữa Quyền lợi cá nhân và Trách nhiệm bảo vệ lối sống cộng đồng. Dưới những mái nhà rêu phong, những bức hoành phi, hoa văn xưa cũ, những đình chùa cổ kính, những hội quán vẫn còn lưu lại nét vàng son, những đường phố nhỏ hẹp thân tình, con người Hội An tuy vẫn ngước nhìn về tương lai mà cứ cho ta cái cảm tưởng đó là những hình bóng sống động của quá khứ. Những đời người có thể tàn lụi, nhưng lớp con rồi lớp cháu lại sẽ tiếp tục sống cuộc đời lặng lẽ đậm màu sắc văn hóa đặc thù của cha ông. Cho nên, không phải tiếng rao “xí-mà-phủ” của ông lão bán chè mè đen qua nửa thế kỷ, hay “mắt cửa” ở những ngôi nhà cổ là “hồn Phố”. Bởi đó chỉ là những hình ảnh mang tính biểu tượng của sinh hoạt văn hóa vật chất. Còn phải tính đến mặt sinh hoạt tinh thần để làm nên văn hóa Hội An. Phải kể đến đầu tiên, như đã nói, chính là con người Hội An với một nếp sinh hoạt mang tính nhân văn cao. Cộng thêm vào đó là đời sống tín ngưỡng – tâm linh, cùng những thành quả nghệ thuật ở nhiều loại hình, những tập quán, lễ hội dân gian nhiều màu sắc, và cái tâm thức văn hóa làng xã. Tất cả đã làm nên bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An. Đó mới chính là hồn Phố.
(Xin mở một dấu ngoặt để nói ngay rằng, sẽ là thiếu sót nếu không nhận thấy một thực tế là hiện nay đã có một cái gì đó đang mất đi trong lối sống của người Hội An. Do nhu cầu kinh doanh du lịch, có nhiều người ở các nơi khác đến sinh sống, buôn bán tại Hội An. Và cung cách sống nơi đây không thể không có xáo trộn, biến đổi)...
Tôi có nỗi mong muốn thiết tha được trở về sống ở Hội An. Dự tính mua một mảnh đất nhỏ, ở xa thành phố, để được trồng vài khóm hoa, một luống cải (để nhớ mẹ), và trong những năm cuối đời được dành toàn bộ thời gian cho việc viết những cuốn sách nghiên cứu về văn hóa dân gian đất Quảng, bởi cho tới nay vẫn còn một vài đề tài khoa học tôi ấp ủ từ lâu mà chưa hoàn thành được.
Tôi muốn trở về Hội An, nơi tôi đã được sống một tuổi thơ êm đềm. Ngay trong những ngày tháng gian khó nhất của đời mình, bao giờ tôi cũng như nhìn thấy lại hình ảnh của cậu bé tinh nghịch, hiếu động chạy nhảy trên những sân chùa, kéo đôi guốc mộc qua những con phố nhỏ trong đêm trăng xanh lặng lẽ, khi cảm thấy đâu đó mùi hương nhẹ nhàng quyến rũ, vương vấn của loài vong ưu thảo, hay để lòng lắng lại trước một tiếng rao chè muộn màng trong đêm khuya thanh vắng. Chính quãng đời thơ trẻ tuyệt vời ấy đã tạo nên tâm hồn tôi, đời thơ tôi. Trong cái ký ức nồng nàn hương hoa thời trai trẻ của tôi, những đêm ba mươi Tết nghi ngút khói hương và sực nức mùi trầm của Hội An bao giờ cũng như một khúc ca, một lời an ủi dịu dàng. Tôi muốn tìm lại sự bình an trong cái chân thật, giản dị của lối sống, nếp nghĩ Hội An, đắm mình trong bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An, cái bầu khí gần như linh diệu mà lại vô cùng gần gũi.
Hội An gọi ai về?
Có lẽ Hội An không chỉ gọi những người đi xa trở về, không chỉ gọi những người đã biết (hoặc chưa biết) lại một lần (hay thử một lần) trở về, mà hình như Hội An còn gọi chính những người đang sống tại Hội An phải luôn luôn quay về với bầu-khí-văn-hóa đặc thù của Hội An, giữ gìn và phát huy nó, để Hội An mãi mãi là nơi chốn đáng yêu, thanh bình, một Quê Chung mà ai cũng muốn được trở về. Vì sự trở về đó thực ra là cuộc hành trình tìm lại chính mình.
Sài Gòn, những ngày cuối năm nhớ quê..
TẦN HOÀI DẠ VŨ
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền