Đôi điều về trò chơi ngày Tết ở Hội An
- Thứ sáu - 05/02/2016 01:06
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cứ mỗi lần tết đến xuân về, trong làn nắng ấm ban mai và hương thơm thoang thoảng của những đóa mai vàng nở sớm báo hiệu mùa xuân đang đến, trong không khí mới mẻ, khác lạ của đất trời, vạn vật, một câu hỏi lại vấn vương không biết trước đây người Hội An đã vui chơi trong dịp tết bằng những thú vui, trò chơi nào.
Vui chơi trong các dịp lễ tết là sinh hoạt, là nhu cầu thường hằng của con người, của các cộng đồng dân cư trên toàn thế giới chứ không riêng gì ở Hội An. Bởi một lẽ thường tình là sau những ngày tháng lao động cật lực để kiếm sống, để làm giàu, để cầu danh lợi con người lại cần có một khoảng thời gian để vui chơi hưởng thụ những thành quả lao động do mình làm ra, để trở về với bản năng hưởng thụ văn hóa vốn có trong máu thịt mỗi người và cũng để xả stress, nói theo ngôn ngữ hiện đại. Biểu hiện đỉnh điểm của bản năng này là các cảnh “tả tơi xem hội” vào các dịp lễ tết. Và trong các lễ tết, lễ hội thì trò chơi là một hoạt động không thể thiếu. Vậy thì, trong dịp tết Nguyên Đán – tết Cả hàng năm, người Hội An chơi nhũng trò gì?
Trong ký ức của tôi, ngày tết Nguyên Đán tại Hội An đọng lại ở một số cảnh vật, thú vui. Rõ nhất là cảnh các bến đò tấp nập người trong những bộ quần áo tết rực rỡ đợi chờ đến lượt qua sông. Vào dịp này, các bến sông đồng loạt trút bỏ dáng vẻ ảm đạm, lạnh lẽo của mùa đông để hồi sinh nhộn nhịp với những chuyến đò sang đò về đông đúc. Tại các bến đò này thường dựng một chiếc rạp chơi bài chòi với những lá cờ đuôi nheo lạ mắt treo trên những cột tre còn tươi màu vỏ, với những tiếng trống điểm thùng, thùng tiếng hô hát hoạt náo của những chú hiệu lôi cuốn mọi người, nhất là bọn trẻ. Ngày ấy bài chòi là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nhiều làng quê, xóm ấp, tuy nhiên đáng nhớ nhất là các rạp bài chòi ở các bến sông.
Một ấn tượng khác khá đậm nét là cảnh đua ghe ngày tết trên các dòng sông. Sông ngày ấy trong veo, trải rộng và vào dịp tết hoặc trong tháng giêng, nhiều làng xóm thường tổ chức đua ghe đầu năm để cầu may, để khuấy nước mở hàng. Đua ghe là một hoạt động rực rỡ sắc màu với hàng ngàn người tập trung 2 bên bờ sông, hàng ngàn chiếc ghe tụ tập dọc đường đua dưới sông để hò hét, cổ vũ, tạt nước, quơ chèo, vẫy nón,… tạo thành một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt mà ai từng tham gia chứng kiến sẽ rất khó quên.
Hoạt động vui chơi trong các dịp lễ tết ở khu vực Hội An, Đà Nẵng vào năm 1793 được một tác giả người Anh là J. Barrow mô tả khá sinh động, qua đó giúp ta hình dung được cảnh vui chơi nhộn nhịp trước đây:
“… Dời khỏi những chỗ diễn viên đang diễn kịch (có lẽ là hát bội) chúng tôi đi ngang qua một bãi cỏ xanh quanh làng, cũng là nơi họp chợ, ở đó chúng tôi được tiêu khiển với nhiều trò vui chơi thể thao, chạy nhảy khác nhau. Ngày 4 tháng 6 là ngày hội lớn ở vùng này của xứ Nam Hà. Ở một chỗ chúng tôi quan sát thấy hơn chục thanh niên đang chơi đá bóng với một cái bong bóng súc vật; Ở một chỗ khác họ đang trổ tài khéo léo nhảy qua một chiếc sào ngang; chỗ này một đám người chơi chọi gà; chỗ kia những cậu thiếu niên đang bắt chước đàn anh lớn của chúng huấn luyện những chú chim cút và những loài chim nhỏ khác, thậm chí cả những con châu chấu (có lẽ là dế) đánh xé nhau. Ở mọi góc đều thấy có nhiều người đang chơi bài hoặc gieo xúc xắc. Trò chơi thu hút sự chú ý của chúng tôi nhất là một đám thanh niên đá cầu, dùng lòng bàn chân của mình tung quả cầu lên không trung…”
Chúng ta chưa biết ngày 4/6 là ngày hội lễ gì nhưng chắc chắn sẽ không lớn bằng lễ tết Nguyên Đán và từ mô tả này chúng ta có thể hình dung về một cảnh tượng vui chơi quy mô, náo nhiệt hơn nhiều vào dịp tết Cả của đất nước tại Hội An.
Kết hợp giữa ký ức với tư liệu thư tịch, tư liệu dân gian có thể thấy rằng trước đây vào dịp tết Nguyên Đán người Hội An có nhiều trò chơi. Chúng bao gồm các nhóm trò chơi về phô diễn, thi tài khéo léo, thể lực; về giải trí, thư giãn; về phô diễn, thi tài văn hóa nghệ thuật. Nhóm thi tài, phô diễn khéo léo, thể lực có các trò như đua ghe, đá kiện, nhảy bao bố, kéo co, bắn bi, tán tiền, đánh tổng, đá gà, đá dế, đánh đu, bịt mắt bắt dê, thi nấu cơm, làm bánh, thi treo đèn kết hoa,… Nhóm giải trí, thư giãn có các trò như đánh tào cáo, bầu cua tôm cá, đánh lú, xóc dĩa, lô tô, bài tới, bài tứ sắc, bài kiệu, xăm hường, mạt chược và một số loại bài phương Tây du nhập sau này. Ngày trước các loại cờ, bài này chủ yếu nhằm giải trí, mức độ ăn thua nhỏ chứ không mang tính sát phạt như một số trường hợp gần đây. Nhóm hát hò, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật có các hoạt động như hát bội, hát hò khoan, hô thai, biểu diễn du hồ, hát sắc bùa, hát khai trương lợi thị, thả hoa đăng, v.v…
Qua danh mục chưa đầy đủ ở trên có thể thấy được sự phong phú, đa dạng của hoạt động vui chơi vào dịp tết Nguyên Đán ngày xưa tại Hội An. Chính các trò chơi này đã tạo nên không khí lễ tết hào hứng, sôi động, nhộn nhịp một thời và để lại ấn tượng sâu sắc trong nhiều thế hệ dân cư địa phương về những mùa xuân thanh bình, hạnh phúc. Trò chơi ngày tết là kết tinh quá trình sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương Hội An, là di sản ký ức, di sản phi vật thể cần được bảo tồn, gìn giữ và chọn lựa phát huy phù hợp.
Trong ký ức của tôi, ngày tết Nguyên Đán tại Hội An đọng lại ở một số cảnh vật, thú vui. Rõ nhất là cảnh các bến đò tấp nập người trong những bộ quần áo tết rực rỡ đợi chờ đến lượt qua sông. Vào dịp này, các bến sông đồng loạt trút bỏ dáng vẻ ảm đạm, lạnh lẽo của mùa đông để hồi sinh nhộn nhịp với những chuyến đò sang đò về đông đúc. Tại các bến đò này thường dựng một chiếc rạp chơi bài chòi với những lá cờ đuôi nheo lạ mắt treo trên những cột tre còn tươi màu vỏ, với những tiếng trống điểm thùng, thùng tiếng hô hát hoạt náo của những chú hiệu lôi cuốn mọi người, nhất là bọn trẻ. Ngày ấy bài chòi là một trò chơi dân gian rất phổ biến ở nhiều làng quê, xóm ấp, tuy nhiên đáng nhớ nhất là các rạp bài chòi ở các bến sông.
Một ấn tượng khác khá đậm nét là cảnh đua ghe ngày tết trên các dòng sông. Sông ngày ấy trong veo, trải rộng và vào dịp tết hoặc trong tháng giêng, nhiều làng xóm thường tổ chức đua ghe đầu năm để cầu may, để khuấy nước mở hàng. Đua ghe là một hoạt động rực rỡ sắc màu với hàng ngàn người tập trung 2 bên bờ sông, hàng ngàn chiếc ghe tụ tập dọc đường đua dưới sông để hò hét, cổ vũ, tạt nước, quơ chèo, vẫy nón,… tạo thành một cảnh tượng vô cùng náo nhiệt mà ai từng tham gia chứng kiến sẽ rất khó quên.
Ảnh: www.hoingodulich.com
Đường làng ngõ phố là nơi diễn ra nhiều trò chơi trong dịp tết. Hình ảnh một số trò chơi vẫn còn sinh động trong trí nhớ của nhiều người là tán tiền, đá kiện, bắn bi, đánh tào cáo dọc các ngã đường. Tại các khu vực công cộng như đình làng, chợ búa thường có các lều rạp bài chòi, hô thai, hát bội hoặc sau này có thêm lô tô, một trò chơi du nhập từ người Pháp.Hoạt động vui chơi trong các dịp lễ tết ở khu vực Hội An, Đà Nẵng vào năm 1793 được một tác giả người Anh là J. Barrow mô tả khá sinh động, qua đó giúp ta hình dung được cảnh vui chơi nhộn nhịp trước đây:
“… Dời khỏi những chỗ diễn viên đang diễn kịch (có lẽ là hát bội) chúng tôi đi ngang qua một bãi cỏ xanh quanh làng, cũng là nơi họp chợ, ở đó chúng tôi được tiêu khiển với nhiều trò vui chơi thể thao, chạy nhảy khác nhau. Ngày 4 tháng 6 là ngày hội lớn ở vùng này của xứ Nam Hà. Ở một chỗ chúng tôi quan sát thấy hơn chục thanh niên đang chơi đá bóng với một cái bong bóng súc vật; Ở một chỗ khác họ đang trổ tài khéo léo nhảy qua một chiếc sào ngang; chỗ này một đám người chơi chọi gà; chỗ kia những cậu thiếu niên đang bắt chước đàn anh lớn của chúng huấn luyện những chú chim cút và những loài chim nhỏ khác, thậm chí cả những con châu chấu (có lẽ là dế) đánh xé nhau. Ở mọi góc đều thấy có nhiều người đang chơi bài hoặc gieo xúc xắc. Trò chơi thu hút sự chú ý của chúng tôi nhất là một đám thanh niên đá cầu, dùng lòng bàn chân của mình tung quả cầu lên không trung…”
Chúng ta chưa biết ngày 4/6 là ngày hội lễ gì nhưng chắc chắn sẽ không lớn bằng lễ tết Nguyên Đán và từ mô tả này chúng ta có thể hình dung về một cảnh tượng vui chơi quy mô, náo nhiệt hơn nhiều vào dịp tết Cả của đất nước tại Hội An.
Kết hợp giữa ký ức với tư liệu thư tịch, tư liệu dân gian có thể thấy rằng trước đây vào dịp tết Nguyên Đán người Hội An có nhiều trò chơi. Chúng bao gồm các nhóm trò chơi về phô diễn, thi tài khéo léo, thể lực; về giải trí, thư giãn; về phô diễn, thi tài văn hóa nghệ thuật. Nhóm thi tài, phô diễn khéo léo, thể lực có các trò như đua ghe, đá kiện, nhảy bao bố, kéo co, bắn bi, tán tiền, đánh tổng, đá gà, đá dế, đánh đu, bịt mắt bắt dê, thi nấu cơm, làm bánh, thi treo đèn kết hoa,… Nhóm giải trí, thư giãn có các trò như đánh tào cáo, bầu cua tôm cá, đánh lú, xóc dĩa, lô tô, bài tới, bài tứ sắc, bài kiệu, xăm hường, mạt chược và một số loại bài phương Tây du nhập sau này. Ngày trước các loại cờ, bài này chủ yếu nhằm giải trí, mức độ ăn thua nhỏ chứ không mang tính sát phạt như một số trường hợp gần đây. Nhóm hát hò, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật có các hoạt động như hát bội, hát hò khoan, hô thai, biểu diễn du hồ, hát sắc bùa, hát khai trương lợi thị, thả hoa đăng, v.v…
Qua danh mục chưa đầy đủ ở trên có thể thấy được sự phong phú, đa dạng của hoạt động vui chơi vào dịp tết Nguyên Đán ngày xưa tại Hội An. Chính các trò chơi này đã tạo nên không khí lễ tết hào hứng, sôi động, nhộn nhịp một thời và để lại ấn tượng sâu sắc trong nhiều thế hệ dân cư địa phương về những mùa xuân thanh bình, hạnh phúc. Trò chơi ngày tết là kết tinh quá trình sáng tạo, hưởng thụ văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương Hội An, là di sản ký ức, di sản phi vật thể cần được bảo tồn, gìn giữ và chọn lựa phát huy phù hợp.