Di tích Thanh Minh từ của làng Minh Hương Hội An
- Thứ tư - 17/05/2017 23:58
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xuất phát từ một số nguyên nhân trong lịch sử, một bộ phận người Hoa đã di cư đến Hội An để cư trú, làm ăn, dần định cư và thành lập nên tổ chức cộng đồng với tên gọi là xã Minh Hương.
Theo các tư liệu nghiên cứu cho biết, vào giữa thế kỷ XVII, xã Minh Hương đã được thành lập ở Hội An. Trải qua quá trình phát triển, với thực lực kinh tế sẵn có, người làng Minh Hương đã mua lại một số đất đai của cư dân các làng như Hội An, Cẩm Phô, Thanh Hà, Thanh Châu, Mậu Tài, ... để lập phố xá; xây dựng gia cư và các công trình sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng hoặc cho dân xã thuê...[1]. Từ đó, không chỉ tập trung ở khu phố cổ, người làng Minh Hương đã có mặt ở một số khu vực vùng ven Hội An, trong đó có xứ Cửa Suối thuộc xã Thanh Hà trước đây, nay là một phần thuộc khối An Phong, phường Tân An. Tại đây, một cộng đồng người làng Minh Hương đã được hình thành với các tộc họ: Trang, Mai, Tạ, Lâm, Dương, Can, Hứa, ... . Hiện hậu duệ của các tộc họ này vẫn còn sinh sống tại đây. Cùng với quá trình định cư, người làng Minh Hương ở đây cũng đã xây dựng nên một công trình kiến trúc phục vụ cho sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của mình, đó là Thanh Minh từ có tính chất là một ngôi miếu thờ cúng âm linh.
Trên nền móng Thanh Minh từ hiện còn lưu giữ 3 tấm bia đá khắc chữ Hán; trong đó tấm bia có niên đại năm Khải Định thứ 2 (tức năm 1917) ghi lại một số thông tin về lần trùng tu này của Thanh Minh từ. Theo văn bia cho biết, tổ chức của người làng Minh Hương ở đây xây dựng Thanh Minh từ đã lâu[2] được dân của 2 lân Hương Thắng và Hương Định chung sức chăm lo phụng thờ. Đến năm 1917, được sự thành tâm góp công, hiến đất của một số người, cho đây là việc nghĩa nên xin phép xã cho xây dựng quy mô Thanh Minh từ. Thời gian xây dựng từ tháng 7 năm Đinh Tỵ (1917) đến tháng giêng năm Mậu Ngọ (1918) thì hoàn thành. Chủ thể thờ tự ở đây là âm linh, thể hiện rõ qua nội dung văn bia: “... việc u minh, khó mà rõ được, là tiếng bánh xe hay tiếng đàn, là cây tùng hay cây chỉ? có có không không, tỏ tỏ mờ mờ. Mồ hoang chốn sa trường tịch mịch, linh hồn phảng phất năm này qua năm khác, việc điếu tế không đến nơi linh hồn biết dựa vào đâu?. Người xưa nói rằng: loài vật biết thương đồng loại, lại nói: dân ta vốn chung nòi giống nên cảm thương nhau. Miếu có thể xây dựng điều nghĩa, tế tự cũng là điều nghĩa, như thế mới gọi là xây dựng điều nghĩa...”[3].
Trải qua thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, Thanh Minh từ hiện đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn nhưng những dấu tích hiện còn cũng cho biết đây là công trình khá quy mô. Hiện trạng kiến trúc còn lại của Thanh Minh từ là nền móng chính điện có kích thước 760 x 960cm, trong đó cạnh hướng Tây Nam và Đông Bắc là 760cm, cạnh hướng Tây Bắc và Đông Nam là 960cm. Theo thông tin thu thập được và dấu vết kiến trúc hiện còn có thể xác định mặt tiền Thanh Minh từ xoay về hướng Tây Nam. Gạch xây móng là gạch thẻ có kích thước 29 x 14 x 5cm. Nền láng xi măng. Ở giữa nền chính điện hiện còn 4 viên đá táng tròn dùng để đặt chân cột, chứng tỏ hệ thống cột của chính điện lúc bấy giờ có tiết diện tròn. 4 viên đá táng này hiện vẫn còn được chôn 1 phần dưới nền, phần nổi chỉ lộ trên mặt đất khoảng 3 – 5cm. Điều này cho thấy vị trí của đá táng được giữ nguyên từ xưa đến nay. Qua điều tra hồi cố của các cụ cao niên[4] sống lân cận di tích cho biết thêm những thông tin về di tích này. Khoảng từ năm 1949, Thanh Minh từ không có hàng rào bao quanh, phía trước có 02 trụ cổng xây cao quá đầu người, tiết diện vuông Bên trong là khoảng sân láng xi măng, kế đến là chính điện. Mặt bằng xây dựng của chính điện hình chữ nhật, không có hiên và hậu tẩm. Bước qua bậc tam cấp là đến cửa để vào không gian bên trong chính điện. Không gian chính điện chia thành 3 gian, bao quanh là tường xây. Mỗi gian có lối vào bằng cửa gỗ 2 cánh. Hai tường xông ở vị trí mái trước có cửa đi hai bên, làm bằng gỗ, cửa 1 cánh. Sát tường sau có 03 bàn thờ xây bố trí ở mỗi gian. Mái chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc không trang trí con giống mà chỉ gắn đĩa sứ lớn ở giữa. Diềm mái trước gắn các đĩa sứ tròn ở cuối vòm. Trước năm 1975, cộng đồng làng Minh Hương nơi đây có xây dựng thêm 1 giếng nước để lấy nước sinh hoạt, kiểu giếng tròn. Hiện vị trí giếng nằm cách cạnh Tây Nam khoảng 24m, nền giếng tròn. Thành giếng cao 85cm so với nền, đường kính miệng giếng là 119cm.
Mặc dù đã bị hư hại nhưng những dấu tích hiện còn của Thanh Minh từ có giá trị về lịch sử, văn hóa quan trọng. Nghiên cứu sâu hơn về di tích này sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến cộng đồng người làng Minh Hương ở Hội An trong lịch sử như: dân số, đất đai, kiến trúc, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ... Vì thế việc bảo tồn các dấu tích hiện còn của di tích là việc làm cần thiết để có điều kiện quản lý, phát huy giá trị trong thời gian đến.
Trên nền móng Thanh Minh từ hiện còn lưu giữ 3 tấm bia đá khắc chữ Hán; trong đó tấm bia có niên đại năm Khải Định thứ 2 (tức năm 1917) ghi lại một số thông tin về lần trùng tu này của Thanh Minh từ. Theo văn bia cho biết, tổ chức của người làng Minh Hương ở đây xây dựng Thanh Minh từ đã lâu[2] được dân của 2 lân Hương Thắng và Hương Định chung sức chăm lo phụng thờ. Đến năm 1917, được sự thành tâm góp công, hiến đất của một số người, cho đây là việc nghĩa nên xin phép xã cho xây dựng quy mô Thanh Minh từ. Thời gian xây dựng từ tháng 7 năm Đinh Tỵ (1917) đến tháng giêng năm Mậu Ngọ (1918) thì hoàn thành. Chủ thể thờ tự ở đây là âm linh, thể hiện rõ qua nội dung văn bia: “... việc u minh, khó mà rõ được, là tiếng bánh xe hay tiếng đàn, là cây tùng hay cây chỉ? có có không không, tỏ tỏ mờ mờ. Mồ hoang chốn sa trường tịch mịch, linh hồn phảng phất năm này qua năm khác, việc điếu tế không đến nơi linh hồn biết dựa vào đâu?. Người xưa nói rằng: loài vật biết thương đồng loại, lại nói: dân ta vốn chung nòi giống nên cảm thương nhau. Miếu có thể xây dựng điều nghĩa, tế tự cũng là điều nghĩa, như thế mới gọi là xây dựng điều nghĩa...”[3].
Trải qua thời gian, dưới sự tác động của nhiều yếu tố, Thanh Minh từ hiện đã bị hư hỏng gần như hoàn toàn nhưng những dấu tích hiện còn cũng cho biết đây là công trình khá quy mô. Hiện trạng kiến trúc còn lại của Thanh Minh từ là nền móng chính điện có kích thước 760 x 960cm, trong đó cạnh hướng Tây Nam và Đông Bắc là 760cm, cạnh hướng Tây Bắc và Đông Nam là 960cm. Theo thông tin thu thập được và dấu vết kiến trúc hiện còn có thể xác định mặt tiền Thanh Minh từ xoay về hướng Tây Nam. Gạch xây móng là gạch thẻ có kích thước 29 x 14 x 5cm. Nền láng xi măng. Ở giữa nền chính điện hiện còn 4 viên đá táng tròn dùng để đặt chân cột, chứng tỏ hệ thống cột của chính điện lúc bấy giờ có tiết diện tròn. 4 viên đá táng này hiện vẫn còn được chôn 1 phần dưới nền, phần nổi chỉ lộ trên mặt đất khoảng 3 – 5cm. Điều này cho thấy vị trí của đá táng được giữ nguyên từ xưa đến nay. Qua điều tra hồi cố của các cụ cao niên[4] sống lân cận di tích cho biết thêm những thông tin về di tích này. Khoảng từ năm 1949, Thanh Minh từ không có hàng rào bao quanh, phía trước có 02 trụ cổng xây cao quá đầu người, tiết diện vuông Bên trong là khoảng sân láng xi măng, kế đến là chính điện. Mặt bằng xây dựng của chính điện hình chữ nhật, không có hiên và hậu tẩm. Bước qua bậc tam cấp là đến cửa để vào không gian bên trong chính điện. Không gian chính điện chia thành 3 gian, bao quanh là tường xây. Mỗi gian có lối vào bằng cửa gỗ 2 cánh. Hai tường xông ở vị trí mái trước có cửa đi hai bên, làm bằng gỗ, cửa 1 cánh. Sát tường sau có 03 bàn thờ xây bố trí ở mỗi gian. Mái chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc không trang trí con giống mà chỉ gắn đĩa sứ lớn ở giữa. Diềm mái trước gắn các đĩa sứ tròn ở cuối vòm. Trước năm 1975, cộng đồng làng Minh Hương nơi đây có xây dựng thêm 1 giếng nước để lấy nước sinh hoạt, kiểu giếng tròn. Hiện vị trí giếng nằm cách cạnh Tây Nam khoảng 24m, nền giếng tròn. Thành giếng cao 85cm so với nền, đường kính miệng giếng là 119cm.
Mặc dù đã bị hư hại nhưng những dấu tích hiện còn của Thanh Minh từ có giá trị về lịch sử, văn hóa quan trọng. Nghiên cứu sâu hơn về di tích này sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến cộng đồng người làng Minh Hương ở Hội An trong lịch sử như: dân số, đất đai, kiến trúc, sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng ... Vì thế việc bảo tồn các dấu tích hiện còn của di tích là việc làm cần thiết để có điều kiện quản lý, phát huy giá trị trong thời gian đến.
[1] Xã Minh Hương với thương cảng Hội An – Trung tâm Bảo tồn Di sản – Di tích Quảng Nam, năm 2005, trang 32.
[2] Văn bia khắc: “Ngô hương kiến từ cổ hỉ”.
[3] Di sản Hán Nôm Hội An tập 1 - Văn bia, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, năm 2014, trang 58.
[4] Bà Trương Thị Nhành 87 tuổi và bà Tạ Thị Em 88 tuổi. Hai người này làm dâu của họ Lâm – một trong những họ của người làng Minh Hương.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền