Vị trí của Hội An trong đô thị cổ Việt Nam
- Thứ hai - 13/04/2015 21:25
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đô thị là một vấn đề thời đại đang được nghiên cứu sâu rộng. Người ta tìm hiểu tương lai đô thị, cho nên phải bắt đầu từ những đô thị cổ. Đô thị hóa là một đề mục nghiên cứu lớn Đông Tây. Cho đến nay có nhiều người đưa vấn đề đô thị hóa (urbani - sation) vào trong thời đại Đá Mới chứ không phải trong thời đại phong kiến trở về sau. Đô thị hóa là một xu hướng phát triển của xã hội loài người. Từ những tập đoàn người nhỏ cư trú rải rác tiến tới hình thành những điểm tụ cư (agglomération) lớn, đó là qui luật chung của nhân loại. Nhưng đó là nói về nghĩa rộng. Nói theo nghĩa hẹp thì, trong tiếng Việt có các khái niệm thành thị, thành phố, thị trấn, đô thị dùng để chỉ những điểm tụ cư phi nông nghiệp (tức không phải là làng, thôn, xã) tương ứng với khái niệm ville trong tiếng Pháp và thuộc phạm trù đô thị hóa. Hiện nay chưa ai đưa một định nghĩa khoa học nào cho các khái niệm đó, và trong khi dịch thuật các tài liệu phương Tây thì các từ thành thị, thành phố, đô thị được sử dụng tương đối tùy tiện. Theo như ngữ nghĩa của các khái niệm đó thì có hai thành tố đáng dùng làm căn cứ định nội hàm cho các khái niệm đó. Trước tiên là từ “thành”, sau đó là từ “thị”. Hai từ này đều là từ Hán Việt. Thành có nghĩa là kiến trúc bảo vệ có tính chất quân sự cho một kiến trúc hay quần kiến trúc hay một khu vực địa lý nào đó. Thành gắn liền với thành trì tức hệ thống bố phòng của một cơ quan đầu não nhà nước hay một đơn vị quân đội đồn trú bố phòng. Ở TW và địa phương đều có những thành như thế. Từ chỗ chỉ bức tường bảo vệ vây quanh khu tụ cư, thành trở thành danh từ để chỉ chính khu vực tụ điểm cư trú đó. Thị là chợ, là nơi buôn bán trao đổi hàng hóa. Có thể có những chợ ngoài trời và chỉ hình thành trong phiên chợ. Đó là trường hợp các chợ nông thôn. Có chợ có những cửa hàng thường trực hoạt động ngay trong khi không có phiên chợ, chợ có phố, phố tức là chợ thường trực. Phố là cửa hiệu nói riêng hay dãy cửa hiệu nói chung.
Thành đã gặp thị. Khi hình thành một thành thì tất nhiên có nhiều người tập trung lại trong khu vực đó. Và những người đó là quan lại quân lính, tức là những người không sản xuất nông nghiệp, mà thậm chí nói cho cùng không sản xuất ra thứ gì cả, nhưng lại ăn tiêu nhiều của cải vật chất. Đó là đặc điểm của thành với tư cách tụ điểm cư trú của những người làm nghề quản lý và bảo vệ quốc gia phong kiến. Để bảo đảm đời sống của họ tất nhiên đã hình thành một thị ngay trong và bên cạnh thành, hình thành một cách tự phát. Và thành thị ra đời. Đó là đặc điểm thành thị nước ta thời cổ đại như thành Long Biên, thành Thăng Long, thành Huế, thành Gia Định, thành Bắc Ninh, thành Hưng Yên, thành Sơn Tây, thành Bình Định v.v... Đó là những thành thị hình thành trên cơ sở các cơ quan Trung ương hay Tỉnh. Thành thị mang tính chất trung tâm hành chính, chính trị là chủ yếu. Thành phố chỉ là một khái niệm tương đương với thành thị mà thôi. Nói cho nghiêm túc ra thành phố là một bước phát triển cao hơn thành thị, tức là thành thị không nhất thiết có phố, còn thành phố thì nhất thiết có phố phường.
Đô thị chỉ là nơi buôn bán đông đúc, không mang tính chất trung tâm chính trị hay nói cho đúng hơn tính chất trung tâm chính trị không phải là tính chất nội sinh của đô thị. Nhưng nhiều khi người ta cũng dùng từ đô thị để chỉ thành thị. Nghiêm túc ra, đô thị không có thành, hay ít ra đô thị không hình thành từ thành tức từ nhu cầu thiết lập cơ quan hành chánh. Đô thị hình thành do nhu cầu kinh tế. Ở phương Tây có nhiều đô thị như vậy. Đô thị phương Tây hình thành do nghề thủ công phát triển tập trung ở một vị trí giao thông thuận lợi nào đó. Đô thị phương Tây đối lập với nông thôn về mặt kinh tế. Đô thị và nông thôn là hai thành phần cấu thành nền kinh tế một xã hội phong kiến phương Tây. Đô thị phương Tây hình thành tương đối sớm ngay trong những buổi đầu chế độ phong kiến. Còn ở nước ta thì đô thị hình thành tương đối muộn. Những cơ sở sản xuất thủ công nghiệp đều nằm trong các làng chuyên môn. Mỗi làng chuyên môn chuyên làm một nghề như gốm Thổ Hà, đồ đồng Nôm v.v... Đồng thời cư dân làng chuyên môn đó vẫn làm nông nghiệp khi có thời vụ chứ không phải sống hoàn toàn bằng nông sản phẩm của người nông dân. Đô thị nước ta hình thành chủ yếu do sự phát triển của ngoại thương hơn là nội thương. Nhưng không phải hễ có ngoại thương là có đô thị. Ngay từ thời Lý Trần khu vực Vân Đồn được các thuyền buôn nước ngoài lui tới. Nhưng không có dấu vết gì chứng tỏ Vân Đồn đã hình thành một đô thị. Những tư liệu thư tịch cũng như khảo cổ học chỉ cho ta thấy một bến cảng, đơn giản là nơi thuyền bè cập bến. Không có dấu vết kiến trúc đô thị. Phố Hiến là nơi thuyền bè các nước được phép đậu để tiến hành buôn bán. Chúa Trịnh không muốn cho họ vào Thăng Long trực tiếp cho nên định ra Vạn Lai Triều, cho phép con buôn ngoại quốc đặt thương điếm, cư trú nơi đó. Phố Hiến hình thành một đô thị ngoại thương không hoàn toàn mang tính thất cảng như trường hợp Hải Phòng sau này. Không phải tất cả các tàu buôn ngoại quốc đều có thể đến đậu ngay tại Phố Hiến mà có nước đậu thuyền ở phía dưới Phố Hiến gần biển hơn. Bởi vì Phố Hiến khá xa biển. Rồi về sau nhà nước phong kiến mới xây thành Hưng Yên ở đó. Phố Hiến từ một đô thị biến thành một thành thị. Cũng như ngược lại Thăng Long từ một thành thị - một kinh thành biến thành một thành phố với sự hình thành các phố phường phía đông nam thành trì. Riêng Hội An có một vị trí khác.
Hội An và Phố Hiến hình thành đồng thời và thậm chí cũng vì những nguyên nhân cùng những thành phần cấu thành như nhau. Nhưng Hội An có những vấn đề khác Phố Hiến về nhiều mặt cơ bản.
Theo những tài liệu đã biết thì Phố Hiến hình thành còn muộn hơn Hội An.
Theo các tư liệu chữ viết trong sử sách thì năm 1637 công ty Đông Ấn của Hà Lan đặt thương điếm ở Phố Hiến rồi năm 1672 người Anh đặt thương điếm, năm 1680 người Pháp đặt thương điếm. Tựa hồ như Phố Hiến chỉ hình thành từ 1637 về sau.
Con buôn Trung Quốc hay nói cho đúng hơn những người tỵ nạn thời Tống ở Trung Quốc chạy đến Phố Hiến mà dấu vết còn để lại là đền Thiên Hậu với mộ viên thái giám họ Du. Tài liệu cho biết các vua Trần đã cho họ ở lại khu vực này và hình thành một khu vực hành chính là Hoa Dương. Hoa Dương sau chia thành ba xã Hoa Điền, Hoa Cái, Hoa Giang. Nhưng đó là những người làm ruộng chứ không phải là con buôn. Tư liệu ghi trên bia chùa Thiên Ứng cho ta thấy hình bóng một đô thị. Tấm bia năm Vĩnh Tộ thứ 7 tức 1625 có câu: Nhân Dục Hoa Dương Hiến thị thập phường có nghĩa là Hiến thị có 10 phường còn đọc được một số tên phường như Phú Lộc. Không phải hễ thấy có đơn vị hành chính phường thì đã là đô thị. Trong bia đó còn ghi: “... Nhân hữu hằng ngôn Hoa Dương danh lý nãi Hiến Nam Án sát nhất thừa tuyên dã nhi Hiến Nam danh thị hựu tứ phương đô hội tiểu Trường An đã thời tỉnh tinh di Hiến chuyển Thiên Ứng tự vị năng trùng tu...”. Nghĩa là: “... Người ta vẫn thường nói Hoa Dương là một nơi nổi tiếng, đó là nơi đặt trị sở Hiến Nam án sát của một thừa tuyên. Hiến Nam thị lại là một nơi bốn phương tụ hội như Trường An (tức kinh đô N.D.H) nhỏ vậy. Thời gian trôi qua, Hiến Nam án sát đã dời đi, chùa Thiên Ứng chưa được trùng tu...”. Đó là bằng chứng về sự ra đời của Phố Hiến: năm 1625 hay trước đó ít nhiều, dù sao cũng trước khi người Hà Lan đến 12 năm. Và 82 năm sau, năm 1709 thì một tấm bia khác của chùa này ghi lại danh sách 51 xã thuộc 33 huyện thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ và miền bắc hiện nay tức khác lãnh thổ chúa Trịnh cai quản đương thời. Tất cả chứng minh Phố Hiến được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XVII.
Hội An được hình thành từ lúc nào?
Hội An có 5 bang Hoa Kiều thờ các vị thần khác nhau:
- Bang Triều Châu thờ thần Phục Ba.
- Bang Hải Nam thờ 108 vị nghĩa liệt chiêu ứng.
- Bang Phúc Kiến thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
- Bang Quảng Đông có chùa Quảng Triệu.
(chưa có tư liệu chỉ rõ thờ ai).
- Bang Gia Ứng không có chùa.
Ở Hội An có thờ Quan Thánh tức Quan Công tức Quan Vân Trường nhưng chưa rõ thuộc bang nào (1).
Đáng chú ý là chùa bang Phúc Kiến thờ Thiên Hậu có thể khiến cho ta nghĩ rằng những người Trung Quốc này cũng là dân tỵ nạn thời Tống như ở Phố Hiến. Nhưng thực tế không phải thế. Vì vào thời điểm đó khu vực Hội An do người Chàm cư trú. Việc thờ Thiên Hậu ở Hội An cũng như ở cửa Còn tỉnh Nghệ An (cũ) là hiện tượng muộn màng nói lên mối liên hệ về sau của những con buôn người Trung Quốc có ít nhiều liên hệ với con buôn Trung Quốc ở Phố Hiến và việc thờ Thiên Hậu chỉ là thờ thần Hàng Hải mà thôi không mang tính chất thờ bà hoàng hậu nhà Tống như thái giám họ Du đã làm ở Phố Hiến. Các vị của nghĩa liệt chiêu ứng bang Hải Nam cũng chứng minh họ đến đây vào khoảng thế kỷ XIX - XX. Và cũng tất nhiên việc bang Triều Châu thờ thần phục Ba không thể là bằng chứng họ đến Hội An vào thế kỷ thứ I sau công nguyên. Cũng như việc thờ Quan Công - thần Tài - của con buôn Trung Quốc không đưa niên đại của những người Minh Hương ở Hội An lên thế kỷ thứ II sau Công nguyên (I).
Một di tích khác ở Hội An mang ít nhiều thông tin niên đại. Đó là cầu Lai Viễn. Cầu này được chúa Nguyễn đặt tên như thế vào năm 1719. Niên đại đó chỉ chứng tỏ cầu này đã có trước năm 1719 và do người Nhật xây dựng. Sách Ô Châu cận lục ra đời năm 1555 chưa hay không thấy ghi Hội An. Sách Phủ biên tạp lục biên soạn năm 1776 thì đã đề cập đến Hội An. Chưa phát hiện được thông tin niên đại nào về buổi ra đời của Hội An tương đối rõ nét như Phố Hiến. Duy chỉ trong bài nghiên cứu “Tìm hiểu những mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Dương vào thế kỷ XVI và XVII” Noel Peri có tra cứu các tài liệu Nhật Bản đưa ra tư liệu chứng minh năm 1583 có một tàu Nhật Bản đến khu vực gần Đà Nẵng. Năm 1592 có lẽ các tàu buôn của Suetsugu (Vị Thứ) và của Fuoamoto (Thuyền Bản) đến “An Nam” mà N.Peri chứng minh là khu vực chúa Nguyễn. Trong một bức thư của Chúa Nguyễn viết năm Hoàng Định thứ 19 (năm 1618) có nói Yashichiro Gentei (Di Thất Lang Hiển Định) đã đến Đàng Trong hơn 20 năm trước (Thuyền Bản Di Thất Lang Hiển Định tự tựu ngã bang dĩ nhị thập dư niên) tức là năm 1598. Từ năm 1600 đến 1616 và sau hơn nữa thì những tư liệu về tàu Nhật Bản đến Đàng Trong không thiếu. Nhưng xác định chắc chắn là người Nhật Bản đến Hội An thì chỉ có các tư liệu nói đến Kôchi và Cacciam. Không có một tư liệu nào nghi địa danh Hội An Faifo, thậm chí có đưa tư liệu một người Nhật Bản Shchirôbei nhiều nhất Lang Binh Vệ Vinh Cát đến mở thương điếm ở Faifo vào năm 1631 rồi ở lại đó không về Nhật. Một tấm bản đồ hàng hải bằng da từ Nagasaki đến Faifo có lẽ của người Hà Lan được ông ta dùng làm phương tiện đi biển. Cùng với tấm bản đồ này là một bức tranh màu còn lưu trong giá đình Chaya (Trà Ốc) cho ta thấy con đường Nagasaki - Hội An. Một tấm bản đồ khác hay nói cho đúng hơn là bức tranh Trên sông Hội An thuộc thế kỉ XVIII của phương Tây góp phần chứng minh sự tồn tại của Hội An. Những ghi chép muộn hơn trong Phủ biên tạp lục, bản đồ chụp từ máy bay của người Pháp và ghi chú đường Japonnais cũng chứng minh cái mà trong các tư liệu Nhật Bản cũng như phương Tây gọi là tàu buôn ngoại quốc đến xứ Quảng Nam, Cacciam, Kôchi hay Faifo đều là chỉ Hội An ngày nay dù rằng vẫn có nhiều tranh luận về các danh từ riêng đó.
Nói tóm lại có thể khẳng định người Nhật đã đến Hội An trước khi người Hà Lan đến Phố Hiến. Người Nhật đã đến Phố Hiến trước cả người Hà Lan và đã để lại đó một phố Nhật Bản: Phố Nam Hòa, Bắc Hòa. Nhưng chưa có bằng chứng cụ thể nào về niên đại họ đến Phố Hiến là mặc dù N.Peri biện giải các thuyền buôn Nhật Bản đến Faifo, đồng thời hay sớm hơn Hội An. Trái lại những tư liệu về thị thực xuất cảnh của Nhật Bản cho thấy họ đến Đàng Trong ngay từ năm đầu tiên có chế độ thị thực - năm 1592 và số thị thực tàu Nhật Bản đi Đàng Trong nhiều hơn đi Đàng Ngoài. Theo thống kê, từ năm 1604 đến năm 1616 có 179 thị thực xuất cảnh thì 42 tàu đi Đàng Trong trong khi đó chỉ có 11 tàu đi Đàng Ngoài. Dù rằng thống kê đó không phải đã hoàn toàn chính xác có lẽ số tàu Nhật Bản xuất cảnh còn lớn hơn, nhưng số liệu 42/11 cũng nói lên mục tiêu hoạt động chủ yếu của tàu Nhật Bản là Đàng Trong mà chủ yếu là Hội An dù rằng cũng có một số ít tàu vào các cửa cảng khác. Các tư liệu về thuế khóa trong Phủ biên tạp lục cũng chứng tỏ Hội An là thương cảng chính của Đàng Trong, chỉ đến khi Nguyễn Ánh đóng ở Gia Định thì các thuyền buôn ngoại quốc mới đến Gia Định nhiều hơn.
Như vậy, có thể Hội An đã hưng thịnh trước Phố Hiến. Điều khác biệt thứ hai là Phố Hiến được nhà nước chỉ định làm nơi thương nhân ngoại quốc đặt thương điếm, không cho vào thủ đô thì Hội An hình thành không vì một lý do như thế. Nếu như Nguyễn Phúc Chu đặt tên cầu Lai Viễn năm 1719 thì đó là việc đã rồi, khác với việc Chúa Trịnh đặt tên Vạn Lai Triều. Đặt tên Vạn Lai Triều tức cửa biển dành cho người nước ngoài đến triều đình Chúa Trịnh (một lối nói tự đề cao), sự chỉ định của vạn này gắn liền với việc hình thành Phố Hiến. Còn việc đặt tên cầu Lai Viễn chỉ để ghi nhận nó là sản phẩm của người nước ngoài là nơi người nước ngoài đã đến và đang đến, không liên quan gì đến sự hình thành Hội An. Nói một cách cụ thể ra, Phố Hiến hình thành theo mệnh lệnh chính quyền phong kiến, nếu như không có mệnh lệnh đó vị tất đã hình thành một Phố Hiến như bản thân Phố Hiến đã hình thành, mà có thể không có một Phố Hiến nào cả nếu như tàu nước ngoài được tự do đến Thăng Long, hay cũng có thể hình thành một Phố Hiến ở chỗ khác. Trái lại Hội An tự nó hình thành. Chính Cửa Đại và nguồn Thu Bồn đã quyết định vị trí đó trở thành Hội An chứ không phải chỗ nào khác. Dù có một số tư liệu nào đó, một số nhà nghiên cứu nào đó muốn xác định Hội An ở một vị trí khác thì cũng không đủ bằng chứng. Nhưng dù xác định vị trí như thế nào, Hội An vẫn chỉ là một đô thị chứ không bao giờ là một thành thị, không bao giờ trở thành trung tâm chính trị. Đại Nam Nhất thống chí ghi: “Năm Tân Hợi (năm 1791) lúc bắt đầu thời Trung hưng, lấy lại Quảng Nam đặt tạm (lỵ sở tỉnh N.D.H.) ở phố Hội An, năm Gia Long thứ hai (năm 1803) dời đến lị sở cũ ở xã Thanh Chiêm” (2).
Chỉ có thời gian 12 năm đó lị sở Quảng Nam đóng ở Hội An nhưng không xây thành quách. Chúa Nguyễn tổ chức cơ quan thu thuế tàu “Năm Tân Mão có tàu buôn các xứ đến Hội An 16 chiếc, tiền thuế là 30.800 quan, năm Nhâm Thìn 12 chiếc, tiền thuế là 14.300 quan, năm Qúy Tị 8 chiếc, tiền thuế là 13.200 quan”.
Lệ tàu vụ của họ Nguyễn hàng năm cứ tháng giêng thì các viên cai bạ, tri bạ, lệnh sử, cai phủ, lý lục của Tàu ty đều vào phố Hội An xứ Quảng Nam chia sai những người thuộc quan thông hiểu tiếng nước ngoài đi canh giữ Cù Lao Chiêm và cửa Đà Nẵng (tức gọi cửa Hàn) thấy có tàu buôn các nước đến đấy thì phải hỏi xét tất cả, quả là tàu buôn bán chịu thuế thì đem thuyền trưởng và tài phó tàu ấy vào phố Hội An, trình quan cai bạ xét thực khải lên và trình quan cai tàu để truyền cho tuần ty đem dân phu lũy đến hộ tống tàu ấy vào cửa đậu ở sở tuần. Lệnh sử và các nha đến xem. Thuyền trưởng và tài phó kê khai số khách, điểm mục xong mới cho qua sở tuần mà lên phố để đậu... (3)
Như vậy ngay bộ phận tàu vụ của chúa Nguyễn cũng không đóng trụ sở ở cửa Hội An dù rằng thuyền buôn đều phải vào Hội An chỉ các tàu bị nạn cần sửa chữa mới cho vào cửa Đà Nẵng. Hội An là một đô thị cảng chứ không phải là một thành phố. Ở đây chỉ có hoạt động kinh tế đối ngoại không có cơ quan hành chính nào của chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp trung ương. Mãi cho đến thời Nguyễn Hội An cũng vẫn là một trung tâm kinh tế chứ không biến thành một trung tâm chính trị - kinh tế như Phố Hiến.
Vậy thì cái gì đã làm nên Hội An ?
Trong số tư liệu mà N.Peri đưa ra đáng lưu ý có tư liệu về dòng họ Chaya được vua chúa Nhật Bản giao cho việc đi ra nước ngoài mua tơ lụa cung cấp cho quí tộc. Chính dòng họ này chuyên đến Đàng Trong và còn lưu giữ những bức thư của chúa Nguyễn gửi cho phía Nhật và bức tranh màu Nagasaki Kôchi đã đề cập trên. Chỉ cần dẫn một đoạn tài liệu mà Lê Quý Đôn đã thu thập được: “Khách buôn Quảng Đông có người họ Trần, quan mua bán, hắn nói rằng từ phủ Quảng Châu do đường biển đến Trấn Thuận Hóa, được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế. Từ Quảng Châu đến trấn Sơn Nam (tức chỉ Phố Hiến NDH) lại gần hơn chỉ một ngày hai đêm. Nhưng thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam (tức Hội An NDH) về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy đường bộ, đi thuyền đi ngựa đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đây để mua về nước. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được... (4). Người khách này kể giá cả và các mặt hàng gồm có hồ tiêu, đậu khấu, tô mộc, sa nhân, gỗ mua, hồng mộc, gỗ trắc, yến sào, sừng tê giác, gân hươu, vây cá, tôm khô, rau biển, ốc hương, đồi mồi, ngà voi, mít, đường phèn, đường trắng, sắt, kẽm, hải sâm, kỳ nam, vàng, tơ lụa, quế, trầm hương. Nhiều nguồn tư liệu khác cũng cho ta thấyvào thế kỷ XVI - XVII - XVIII khu vực này phong phú về số lượng chủng loại hàng hóa xuất khẩu cũng như số lượng tuyệt đối của mặt hàng. Đó chính là nguyên nhân chính đã hấp dẫn các khách buôn nước ngoài đến Hội An”.
Đáng lẽ tiếp xúc với ngoại quốc có thể đem lại một kích thích nào đó cho nền kinh tế trong nước phát triển nhanh hơn, nhưng do đương thời Trịnh Nguyễn đang đánh nhau tranh ngôi bá chủ cho nên họ chỉ muốn các tàu buôn nước ngoài giúp họ phương tiện chiến tranh. Từ thương thuyền đi đến chiến thuyền khiến cho Hội An không phát huy được tác dụng tích cực đáng lý có thể có của một đô thị thương nghiệp gần hải cảng có đường thủy bộ nối liền với một hậu phương giàu có.
Hiện nay việc nghiên cứu Hội An còn chưa sâu sắc. Tuy thế rõ ràng Hội An có vị trí đặc biệt khác với các thành thị hay đô thị khác thời cổ. Hội An đã thoát khỏi sự ràng buộc với thành trì hành chính với một đội ngũ quan quân xa xỉ tiêu thụ đơn thuần, Hội An là một đô thị nằm trên ranh giới xã hội trung cổ Việt Nam đang tan rã xã hội cận hiện đại đang hình thành. Ít nhiều Hội An đã thoát khỏi những động lực phi kinh tế của cơ cấu xã hội phong kiến phương Đông ràng buộc. Có lẽ đây là một đô thị duy nhất trên đất nước chúng ta không liên quan mấy với các hoạch định và can thiệp của nhà nước phong kiến vào quá trình hình thành của nó.
Nghiên cứu và bảo tồn Hội An cổ là nhiệm vụ cần phải đặt ra để góp phần tìm hiểu những động lực đô thị hóa, những hình thức đô thị hóa cụ thể thích hợp cho đất nước rút từ bài học lịch sử.
Thành đã gặp thị. Khi hình thành một thành thì tất nhiên có nhiều người tập trung lại trong khu vực đó. Và những người đó là quan lại quân lính, tức là những người không sản xuất nông nghiệp, mà thậm chí nói cho cùng không sản xuất ra thứ gì cả, nhưng lại ăn tiêu nhiều của cải vật chất. Đó là đặc điểm của thành với tư cách tụ điểm cư trú của những người làm nghề quản lý và bảo vệ quốc gia phong kiến. Để bảo đảm đời sống của họ tất nhiên đã hình thành một thị ngay trong và bên cạnh thành, hình thành một cách tự phát. Và thành thị ra đời. Đó là đặc điểm thành thị nước ta thời cổ đại như thành Long Biên, thành Thăng Long, thành Huế, thành Gia Định, thành Bắc Ninh, thành Hưng Yên, thành Sơn Tây, thành Bình Định v.v... Đó là những thành thị hình thành trên cơ sở các cơ quan Trung ương hay Tỉnh. Thành thị mang tính chất trung tâm hành chính, chính trị là chủ yếu. Thành phố chỉ là một khái niệm tương đương với thành thị mà thôi. Nói cho nghiêm túc ra thành phố là một bước phát triển cao hơn thành thị, tức là thành thị không nhất thiết có phố, còn thành phố thì nhất thiết có phố phường.
Đô thị chỉ là nơi buôn bán đông đúc, không mang tính chất trung tâm chính trị hay nói cho đúng hơn tính chất trung tâm chính trị không phải là tính chất nội sinh của đô thị. Nhưng nhiều khi người ta cũng dùng từ đô thị để chỉ thành thị. Nghiêm túc ra, đô thị không có thành, hay ít ra đô thị không hình thành từ thành tức từ nhu cầu thiết lập cơ quan hành chánh. Đô thị hình thành do nhu cầu kinh tế. Ở phương Tây có nhiều đô thị như vậy. Đô thị phương Tây hình thành do nghề thủ công phát triển tập trung ở một vị trí giao thông thuận lợi nào đó. Đô thị phương Tây đối lập với nông thôn về mặt kinh tế. Đô thị và nông thôn là hai thành phần cấu thành nền kinh tế một xã hội phong kiến phương Tây. Đô thị phương Tây hình thành tương đối sớm ngay trong những buổi đầu chế độ phong kiến. Còn ở nước ta thì đô thị hình thành tương đối muộn. Những cơ sở sản xuất thủ công nghiệp đều nằm trong các làng chuyên môn. Mỗi làng chuyên môn chuyên làm một nghề như gốm Thổ Hà, đồ đồng Nôm v.v... Đồng thời cư dân làng chuyên môn đó vẫn làm nông nghiệp khi có thời vụ chứ không phải sống hoàn toàn bằng nông sản phẩm của người nông dân. Đô thị nước ta hình thành chủ yếu do sự phát triển của ngoại thương hơn là nội thương. Nhưng không phải hễ có ngoại thương là có đô thị. Ngay từ thời Lý Trần khu vực Vân Đồn được các thuyền buôn nước ngoài lui tới. Nhưng không có dấu vết gì chứng tỏ Vân Đồn đã hình thành một đô thị. Những tư liệu thư tịch cũng như khảo cổ học chỉ cho ta thấy một bến cảng, đơn giản là nơi thuyền bè cập bến. Không có dấu vết kiến trúc đô thị. Phố Hiến là nơi thuyền bè các nước được phép đậu để tiến hành buôn bán. Chúa Trịnh không muốn cho họ vào Thăng Long trực tiếp cho nên định ra Vạn Lai Triều, cho phép con buôn ngoại quốc đặt thương điếm, cư trú nơi đó. Phố Hiến hình thành một đô thị ngoại thương không hoàn toàn mang tính thất cảng như trường hợp Hải Phòng sau này. Không phải tất cả các tàu buôn ngoại quốc đều có thể đến đậu ngay tại Phố Hiến mà có nước đậu thuyền ở phía dưới Phố Hiến gần biển hơn. Bởi vì Phố Hiến khá xa biển. Rồi về sau nhà nước phong kiến mới xây thành Hưng Yên ở đó. Phố Hiến từ một đô thị biến thành một thành thị. Cũng như ngược lại Thăng Long từ một thành thị - một kinh thành biến thành một thành phố với sự hình thành các phố phường phía đông nam thành trì. Riêng Hội An có một vị trí khác.
Hội An và Phố Hiến hình thành đồng thời và thậm chí cũng vì những nguyên nhân cùng những thành phần cấu thành như nhau. Nhưng Hội An có những vấn đề khác Phố Hiến về nhiều mặt cơ bản.
Theo những tài liệu đã biết thì Phố Hiến hình thành còn muộn hơn Hội An.
Theo các tư liệu chữ viết trong sử sách thì năm 1637 công ty Đông Ấn của Hà Lan đặt thương điếm ở Phố Hiến rồi năm 1672 người Anh đặt thương điếm, năm 1680 người Pháp đặt thương điếm. Tựa hồ như Phố Hiến chỉ hình thành từ 1637 về sau.
Con buôn Trung Quốc hay nói cho đúng hơn những người tỵ nạn thời Tống ở Trung Quốc chạy đến Phố Hiến mà dấu vết còn để lại là đền Thiên Hậu với mộ viên thái giám họ Du. Tài liệu cho biết các vua Trần đã cho họ ở lại khu vực này và hình thành một khu vực hành chính là Hoa Dương. Hoa Dương sau chia thành ba xã Hoa Điền, Hoa Cái, Hoa Giang. Nhưng đó là những người làm ruộng chứ không phải là con buôn. Tư liệu ghi trên bia chùa Thiên Ứng cho ta thấy hình bóng một đô thị. Tấm bia năm Vĩnh Tộ thứ 7 tức 1625 có câu: Nhân Dục Hoa Dương Hiến thị thập phường có nghĩa là Hiến thị có 10 phường còn đọc được một số tên phường như Phú Lộc. Không phải hễ thấy có đơn vị hành chính phường thì đã là đô thị. Trong bia đó còn ghi: “... Nhân hữu hằng ngôn Hoa Dương danh lý nãi Hiến Nam Án sát nhất thừa tuyên dã nhi Hiến Nam danh thị hựu tứ phương đô hội tiểu Trường An đã thời tỉnh tinh di Hiến chuyển Thiên Ứng tự vị năng trùng tu...”. Nghĩa là: “... Người ta vẫn thường nói Hoa Dương là một nơi nổi tiếng, đó là nơi đặt trị sở Hiến Nam án sát của một thừa tuyên. Hiến Nam thị lại là một nơi bốn phương tụ hội như Trường An (tức kinh đô N.D.H) nhỏ vậy. Thời gian trôi qua, Hiến Nam án sát đã dời đi, chùa Thiên Ứng chưa được trùng tu...”. Đó là bằng chứng về sự ra đời của Phố Hiến: năm 1625 hay trước đó ít nhiều, dù sao cũng trước khi người Hà Lan đến 12 năm. Và 82 năm sau, năm 1709 thì một tấm bia khác của chùa này ghi lại danh sách 51 xã thuộc 33 huyện thuộc các tỉnh Bắc Trung bộ và miền bắc hiện nay tức khác lãnh thổ chúa Trịnh cai quản đương thời. Tất cả chứng minh Phố Hiến được hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XVII.
Hội An được hình thành từ lúc nào?
Hội An có 5 bang Hoa Kiều thờ các vị thần khác nhau:
- Bang Triều Châu thờ thần Phục Ba.
- Bang Hải Nam thờ 108 vị nghĩa liệt chiêu ứng.
- Bang Phúc Kiến thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
- Bang Quảng Đông có chùa Quảng Triệu.
(chưa có tư liệu chỉ rõ thờ ai).
- Bang Gia Ứng không có chùa.
Ở Hội An có thờ Quan Thánh tức Quan Công tức Quan Vân Trường nhưng chưa rõ thuộc bang nào (1).
Đáng chú ý là chùa bang Phúc Kiến thờ Thiên Hậu có thể khiến cho ta nghĩ rằng những người Trung Quốc này cũng là dân tỵ nạn thời Tống như ở Phố Hiến. Nhưng thực tế không phải thế. Vì vào thời điểm đó khu vực Hội An do người Chàm cư trú. Việc thờ Thiên Hậu ở Hội An cũng như ở cửa Còn tỉnh Nghệ An (cũ) là hiện tượng muộn màng nói lên mối liên hệ về sau của những con buôn người Trung Quốc có ít nhiều liên hệ với con buôn Trung Quốc ở Phố Hiến và việc thờ Thiên Hậu chỉ là thờ thần Hàng Hải mà thôi không mang tính chất thờ bà hoàng hậu nhà Tống như thái giám họ Du đã làm ở Phố Hiến. Các vị của nghĩa liệt chiêu ứng bang Hải Nam cũng chứng minh họ đến đây vào khoảng thế kỷ XIX - XX. Và cũng tất nhiên việc bang Triều Châu thờ thần phục Ba không thể là bằng chứng họ đến Hội An vào thế kỷ thứ I sau công nguyên. Cũng như việc thờ Quan Công - thần Tài - của con buôn Trung Quốc không đưa niên đại của những người Minh Hương ở Hội An lên thế kỷ thứ II sau Công nguyên (I).
Một di tích khác ở Hội An mang ít nhiều thông tin niên đại. Đó là cầu Lai Viễn. Cầu này được chúa Nguyễn đặt tên như thế vào năm 1719. Niên đại đó chỉ chứng tỏ cầu này đã có trước năm 1719 và do người Nhật xây dựng. Sách Ô Châu cận lục ra đời năm 1555 chưa hay không thấy ghi Hội An. Sách Phủ biên tạp lục biên soạn năm 1776 thì đã đề cập đến Hội An. Chưa phát hiện được thông tin niên đại nào về buổi ra đời của Hội An tương đối rõ nét như Phố Hiến. Duy chỉ trong bài nghiên cứu “Tìm hiểu những mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Dương vào thế kỷ XVI và XVII” Noel Peri có tra cứu các tài liệu Nhật Bản đưa ra tư liệu chứng minh năm 1583 có một tàu Nhật Bản đến khu vực gần Đà Nẵng. Năm 1592 có lẽ các tàu buôn của Suetsugu (Vị Thứ) và của Fuoamoto (Thuyền Bản) đến “An Nam” mà N.Peri chứng minh là khu vực chúa Nguyễn. Trong một bức thư của Chúa Nguyễn viết năm Hoàng Định thứ 19 (năm 1618) có nói Yashichiro Gentei (Di Thất Lang Hiển Định) đã đến Đàng Trong hơn 20 năm trước (Thuyền Bản Di Thất Lang Hiển Định tự tựu ngã bang dĩ nhị thập dư niên) tức là năm 1598. Từ năm 1600 đến 1616 và sau hơn nữa thì những tư liệu về tàu Nhật Bản đến Đàng Trong không thiếu. Nhưng xác định chắc chắn là người Nhật Bản đến Hội An thì chỉ có các tư liệu nói đến Kôchi và Cacciam. Không có một tư liệu nào nghi địa danh Hội An Faifo, thậm chí có đưa tư liệu một người Nhật Bản Shchirôbei nhiều nhất Lang Binh Vệ Vinh Cát đến mở thương điếm ở Faifo vào năm 1631 rồi ở lại đó không về Nhật. Một tấm bản đồ hàng hải bằng da từ Nagasaki đến Faifo có lẽ của người Hà Lan được ông ta dùng làm phương tiện đi biển. Cùng với tấm bản đồ này là một bức tranh màu còn lưu trong giá đình Chaya (Trà Ốc) cho ta thấy con đường Nagasaki - Hội An. Một tấm bản đồ khác hay nói cho đúng hơn là bức tranh Trên sông Hội An thuộc thế kỉ XVIII của phương Tây góp phần chứng minh sự tồn tại của Hội An. Những ghi chép muộn hơn trong Phủ biên tạp lục, bản đồ chụp từ máy bay của người Pháp và ghi chú đường Japonnais cũng chứng minh cái mà trong các tư liệu Nhật Bản cũng như phương Tây gọi là tàu buôn ngoại quốc đến xứ Quảng Nam, Cacciam, Kôchi hay Faifo đều là chỉ Hội An ngày nay dù rằng vẫn có nhiều tranh luận về các danh từ riêng đó.
Nói tóm lại có thể khẳng định người Nhật đã đến Hội An trước khi người Hà Lan đến Phố Hiến. Người Nhật đã đến Phố Hiến trước cả người Hà Lan và đã để lại đó một phố Nhật Bản: Phố Nam Hòa, Bắc Hòa. Nhưng chưa có bằng chứng cụ thể nào về niên đại họ đến Phố Hiến là mặc dù N.Peri biện giải các thuyền buôn Nhật Bản đến Faifo, đồng thời hay sớm hơn Hội An. Trái lại những tư liệu về thị thực xuất cảnh của Nhật Bản cho thấy họ đến Đàng Trong ngay từ năm đầu tiên có chế độ thị thực - năm 1592 và số thị thực tàu Nhật Bản đi Đàng Trong nhiều hơn đi Đàng Ngoài. Theo thống kê, từ năm 1604 đến năm 1616 có 179 thị thực xuất cảnh thì 42 tàu đi Đàng Trong trong khi đó chỉ có 11 tàu đi Đàng Ngoài. Dù rằng thống kê đó không phải đã hoàn toàn chính xác có lẽ số tàu Nhật Bản xuất cảnh còn lớn hơn, nhưng số liệu 42/11 cũng nói lên mục tiêu hoạt động chủ yếu của tàu Nhật Bản là Đàng Trong mà chủ yếu là Hội An dù rằng cũng có một số ít tàu vào các cửa cảng khác. Các tư liệu về thuế khóa trong Phủ biên tạp lục cũng chứng tỏ Hội An là thương cảng chính của Đàng Trong, chỉ đến khi Nguyễn Ánh đóng ở Gia Định thì các thuyền buôn ngoại quốc mới đến Gia Định nhiều hơn.
Như vậy, có thể Hội An đã hưng thịnh trước Phố Hiến. Điều khác biệt thứ hai là Phố Hiến được nhà nước chỉ định làm nơi thương nhân ngoại quốc đặt thương điếm, không cho vào thủ đô thì Hội An hình thành không vì một lý do như thế. Nếu như Nguyễn Phúc Chu đặt tên cầu Lai Viễn năm 1719 thì đó là việc đã rồi, khác với việc Chúa Trịnh đặt tên Vạn Lai Triều. Đặt tên Vạn Lai Triều tức cửa biển dành cho người nước ngoài đến triều đình Chúa Trịnh (một lối nói tự đề cao), sự chỉ định của vạn này gắn liền với việc hình thành Phố Hiến. Còn việc đặt tên cầu Lai Viễn chỉ để ghi nhận nó là sản phẩm của người nước ngoài là nơi người nước ngoài đã đến và đang đến, không liên quan gì đến sự hình thành Hội An. Nói một cách cụ thể ra, Phố Hiến hình thành theo mệnh lệnh chính quyền phong kiến, nếu như không có mệnh lệnh đó vị tất đã hình thành một Phố Hiến như bản thân Phố Hiến đã hình thành, mà có thể không có một Phố Hiến nào cả nếu như tàu nước ngoài được tự do đến Thăng Long, hay cũng có thể hình thành một Phố Hiến ở chỗ khác. Trái lại Hội An tự nó hình thành. Chính Cửa Đại và nguồn Thu Bồn đã quyết định vị trí đó trở thành Hội An chứ không phải chỗ nào khác. Dù có một số tư liệu nào đó, một số nhà nghiên cứu nào đó muốn xác định Hội An ở một vị trí khác thì cũng không đủ bằng chứng. Nhưng dù xác định vị trí như thế nào, Hội An vẫn chỉ là một đô thị chứ không bao giờ là một thành thị, không bao giờ trở thành trung tâm chính trị. Đại Nam Nhất thống chí ghi: “Năm Tân Hợi (năm 1791) lúc bắt đầu thời Trung hưng, lấy lại Quảng Nam đặt tạm (lỵ sở tỉnh N.D.H.) ở phố Hội An, năm Gia Long thứ hai (năm 1803) dời đến lị sở cũ ở xã Thanh Chiêm” (2).
Chỉ có thời gian 12 năm đó lị sở Quảng Nam đóng ở Hội An nhưng không xây thành quách. Chúa Nguyễn tổ chức cơ quan thu thuế tàu “Năm Tân Mão có tàu buôn các xứ đến Hội An 16 chiếc, tiền thuế là 30.800 quan, năm Nhâm Thìn 12 chiếc, tiền thuế là 14.300 quan, năm Qúy Tị 8 chiếc, tiền thuế là 13.200 quan”.
Lệ tàu vụ của họ Nguyễn hàng năm cứ tháng giêng thì các viên cai bạ, tri bạ, lệnh sử, cai phủ, lý lục của Tàu ty đều vào phố Hội An xứ Quảng Nam chia sai những người thuộc quan thông hiểu tiếng nước ngoài đi canh giữ Cù Lao Chiêm và cửa Đà Nẵng (tức gọi cửa Hàn) thấy có tàu buôn các nước đến đấy thì phải hỏi xét tất cả, quả là tàu buôn bán chịu thuế thì đem thuyền trưởng và tài phó tàu ấy vào phố Hội An, trình quan cai bạ xét thực khải lên và trình quan cai tàu để truyền cho tuần ty đem dân phu lũy đến hộ tống tàu ấy vào cửa đậu ở sở tuần. Lệnh sử và các nha đến xem. Thuyền trưởng và tài phó kê khai số khách, điểm mục xong mới cho qua sở tuần mà lên phố để đậu... (3)
Như vậy ngay bộ phận tàu vụ của chúa Nguyễn cũng không đóng trụ sở ở cửa Hội An dù rằng thuyền buôn đều phải vào Hội An chỉ các tàu bị nạn cần sửa chữa mới cho vào cửa Đà Nẵng. Hội An là một đô thị cảng chứ không phải là một thành phố. Ở đây chỉ có hoạt động kinh tế đối ngoại không có cơ quan hành chính nào của chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp trung ương. Mãi cho đến thời Nguyễn Hội An cũng vẫn là một trung tâm kinh tế chứ không biến thành một trung tâm chính trị - kinh tế như Phố Hiến.
Vậy thì cái gì đã làm nên Hội An ?
Trong số tư liệu mà N.Peri đưa ra đáng lưu ý có tư liệu về dòng họ Chaya được vua chúa Nhật Bản giao cho việc đi ra nước ngoài mua tơ lụa cung cấp cho quí tộc. Chính dòng họ này chuyên đến Đàng Trong và còn lưu giữ những bức thư của chúa Nguyễn gửi cho phía Nhật và bức tranh màu Nagasaki Kôchi đã đề cập trên. Chỉ cần dẫn một đoạn tài liệu mà Lê Quý Đôn đã thu thập được: “Khách buôn Quảng Đông có người họ Trần, quan mua bán, hắn nói rằng từ phủ Quảng Châu do đường biển đến Trấn Thuận Hóa, được gió thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân, vào cửa Đại Chiêm, đến phố Hội An ở Quảng Nam cũng thế. Từ Quảng Châu đến trấn Sơn Nam (tức chỉ Phố Hiến NDH) lại gần hơn chỉ một ngày hai đêm. Nhưng thuyền từ Sơn Nam về thì chỉ mua được một thứ củ nâu, thuyền từ Thuận Hóa về cũng chỉ có một thứ hồ tiêu, còn từ Quảng Nam (tức Hội An NDH) về thì các hàng không món gì không có, các nước phiên không kịp được. Phàm hóa vật sản xuất ở các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Bình Khang và dinh Nha Trang, đường thủy đường bộ, đi thuyền đi ngựa đều hội tập ở phố Hội An, vì thế người khách phương Bắc đều đến tụ tập ở đây để mua về nước. Trước đây hàng hóa nhiều lắm, dù trăm chiếc tàu to chở cùng một lúc cũng không hết được... (4). Người khách này kể giá cả và các mặt hàng gồm có hồ tiêu, đậu khấu, tô mộc, sa nhân, gỗ mua, hồng mộc, gỗ trắc, yến sào, sừng tê giác, gân hươu, vây cá, tôm khô, rau biển, ốc hương, đồi mồi, ngà voi, mít, đường phèn, đường trắng, sắt, kẽm, hải sâm, kỳ nam, vàng, tơ lụa, quế, trầm hương. Nhiều nguồn tư liệu khác cũng cho ta thấyvào thế kỷ XVI - XVII - XVIII khu vực này phong phú về số lượng chủng loại hàng hóa xuất khẩu cũng như số lượng tuyệt đối của mặt hàng. Đó chính là nguyên nhân chính đã hấp dẫn các khách buôn nước ngoài đến Hội An”.
Đáng lẽ tiếp xúc với ngoại quốc có thể đem lại một kích thích nào đó cho nền kinh tế trong nước phát triển nhanh hơn, nhưng do đương thời Trịnh Nguyễn đang đánh nhau tranh ngôi bá chủ cho nên họ chỉ muốn các tàu buôn nước ngoài giúp họ phương tiện chiến tranh. Từ thương thuyền đi đến chiến thuyền khiến cho Hội An không phát huy được tác dụng tích cực đáng lý có thể có của một đô thị thương nghiệp gần hải cảng có đường thủy bộ nối liền với một hậu phương giàu có.
Hiện nay việc nghiên cứu Hội An còn chưa sâu sắc. Tuy thế rõ ràng Hội An có vị trí đặc biệt khác với các thành thị hay đô thị khác thời cổ. Hội An đã thoát khỏi sự ràng buộc với thành trì hành chính với một đội ngũ quan quân xa xỉ tiêu thụ đơn thuần, Hội An là một đô thị nằm trên ranh giới xã hội trung cổ Việt Nam đang tan rã xã hội cận hiện đại đang hình thành. Ít nhiều Hội An đã thoát khỏi những động lực phi kinh tế của cơ cấu xã hội phong kiến phương Đông ràng buộc. Có lẽ đây là một đô thị duy nhất trên đất nước chúng ta không liên quan mấy với các hoạch định và can thiệp của nhà nước phong kiến vào quá trình hình thành của nó.
Nghiên cứu và bảo tồn Hội An cổ là nhiệm vụ cần phải đặt ra để góp phần tìm hiểu những động lực đô thị hóa, những hình thức đô thị hóa cụ thể thích hợp cho đất nước rút từ bài học lịch sử.
(Trích kỷ yếu Hội nghị khoa học về khu phố cổ Hội An 23 - 24/7/1985)
(1) Vũ Lang. Đây Quảng Nam - Đà Nẵng 1973, Tr.72 - 73.
(2) Đại Nam Nhất thống chí. Tập II. Bản dịch Hà Nội 1970, Tr.299.
(3) Lê Quí Đôn. Phủ biên tạp lục. Bản dịch Hà Nội 1977, Tr. 232.
(4) Phủ Biên tạp lục. SĐD, tr. 234 - 235.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền