Thành ngữ Quảng Nam
- Thứ ba - 13/01/2015 21:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Như nhiều địa phương khác trên đất nước ta, Quảng Nam cũng có một hệ thống thành ngữ riêng được dùng trong văn nói thông thường. Hệ thống thành ngữ đó được sử dụng như một thói quen khi giao tiếp; diễn đạt một thông tin, đưa ra một nhận định thuần túy kinh nghiệm hay phê phán một biểu hiện mà người ta cảm thấy là không vừa mắt…
Người Quảng Nam vốn tính ưa trào phúng, hài hước nên những câu thành ngữ cũng phong phú tính trào phúng, hài hước. Để làm nổi bật hai tính chất đó, nhiều câu thành ngữ của người Quảng Nam thường “mượn” hình ảnh của bộ sinh dục nam và nữ và những yếu tố dung tục khác để diễn đạt. Điều này cũng dễ hiểu bởi trên một nghìn năm trước, hai biểu tượng sinh dục linga của nam và yoni của nữ đã có trên khu đền tháp Mỹ Sơn của đất Duy Xuyên.
Nếu đọc kỹ lại hệ thống ca dao, tục ngữ, thành ngữ và truyện cười trong văn học dân gian Việt Nam ta sẽ thấy nụ cười của dòng văn học này thường xây dựng trên những yếu tố tính dục. Được một điều là tuy ngôn ngữ dung tục nhưng nội dung lại rất trong sáng, chủ yếu là nhằm gây cười chứ không hề kích thích bản năng thấp hèn nơi con người. Thành ngữ Quảng Nam cũng không đi ngoài cái quỹ đạo chung đó của văn học dân gian. Ngôn ngữ dù có tự nhiên chủ nghĩa nhưng tình ý của những câu thành ngữ Quảng Nam lại rất trong sáng. Cái thông điệp mà họ muốn gửi đi khi sử dụng thành ngữ hoàn toàn mang ý thức chủ quan, muốn người khác hiểu rõ ý mình định nói. Họ không chú trọng đến tính chất tục tĩu của ngôn ngữ vốn được hiểu như phương tiện diễn đạt mà chỉ mong người khác hiểu được ý mình, tức là chỉ nhằm đạt đến cứu cánh gây cười.
Nhận định về một người có nước da trắng, người vùng đông Duy Xuyên có câu “Trắng non non như con ông Cửu Triều”. Ông Cửu Triều hình như là một bậc trưởng thượng cố cựu. Tôi là lớp hậu sinh, không được hân hạnh biết ông là ai nhưng nghe câu thành ngữ ấy cũng cảm thấy vui vui. Có vẻ như câu thành ngữ ấy là một câu rất tử tế và giả như con cháu ông Cửu Triều sau này nghe ai nói câu thành ngữ này ắt hẳn cũng hài lòng.
Nhận định về sự giàu sang của một ai đó, người vùng tây Duy Xuyên thường nói “Giàu như ông Quản Nghi”. Ông Quản Nghi là người trên kẻ trước của nhà thơ Bùi Giáng (làng Thanh Châu, Duy Xuyên) nghe nói là rất giàu. Cụ Bùi Thuyên - thân sinh của Bùi Giáng cũng là một người nhà giàu. Câu thành ngữ phát biểu một nhận định khá khách quan, điều mà ai nấy cũng có thể chấp nhận được.
Nhận định về một ai đó ít khi chịu làm những công việc vất vả, người Quảng Nam hay dùng câu “Lâu lâu giữ trâu một bữa”. Tất nhiên, “giữ trâu” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, có ngữ nghĩa rất rộng, để chỉ những công việc nặng nề, không thuận tay nhưng con người phải làm để đáp ứng đòi hỏi của hoàn cảnh. Về mặt khách quan, câu tục ngữ không hàm ý chê bai; về mặt chủ quan, câu tục ngữ khá tích cực vì hàm ý sẵn sàng chấp nhận làm công việc mà không nề hà gì.
Tôi đã viết hẳn một quyển sách tựa đề Quảng Nam hay cãi để nói về tính hay cãi của người Quảng Nam. Chẳng những họ hay cãi mà cách cãi của họ cũng rất hay, nghĩa là khá trí tuệ. Một trong các biểu hiện của tính hay cãi và tính cãi hay đó là những câu thành ngữ mang hàm ý phê phán, chống đối. Những câu thành ngữ này có cách gieo vần ở giữa câu (yêu vận - vần lưng) rất đặc biệt; nội dung lại rất buồn cười. Để bạn đọc có thể hình dung được hết ý nghĩa các câu thành ngữ này, tôi xin trích đúng, chỉ bỏ lửng những từ nhạy cảm theo cách nói rất bình dân của bà con Quảng Nam chúng tôi.
Phê bình một ai đó quá mau miệng, chưa kịp nghe kỹ vấn đề đã tham gia tranh cãi, Quảng Nam có câu thành ngữ “Đít chưa chấm đất, miệng đánh hất lên trời”. Con người như vậy là rất hồ đồ, chưa kịp ngồi xuống đã nói ngay. Nói có nghĩa là tham gia việc cãi vã mà mình chưa hề biết rõ nội dung cuộc cãi vã đó là cái gì. Phê bình một ai đó nghĩ ngợi lung tung, chưa kịp làm xong việc này đã nghĩ đến chuyện làm việc khác, người Quảng Nam có câu thành ngữ “Cái đít ở Câu Lâu, cái đầu ở Nam Phước”. Đầu cầu Câu Lâu phía bắc thuộc huyện Điện Bàn; ngã ba Nam Phước phía nam lại thuộc huyện Duy Xuyên. Đang ngồi ở Điện Bàn (đít) mà nghĩ tới việc ở Duy Xuyên (đầu) thì kể cũng là lạ.
Ở hai câu thành ngữ trên, sự đối lập đít - miệng; đít - đầu được sử dụng triệt để nhằm mục đích làm nổi bật các yếu tố mâu thuẫn. Hàm ý phê phán của câu tục ngữ này tiềm ẩn trong yếu tố mâu thuẫn đó. Thoạt nghe qua, hình thức phê phán có vẻ nặng nề nhưng rõ ràng tình ý thì chân thành, thậm chí còn có yếu tố xây dựng nữa.
Có những câu thành ngữ tự bản chất của nó chỉ dừng lại ở chỗ mô tả sự kiện, nhẹ về phê phán hay nhận định. Nói về ai đó quá chú trọng tiền bạc, người Quảng Nam có câu “Coi đồng tiền như cái bánh xe”. Bánh xe thì đủ kích cỡ to nhỏ, vấn đề là thái độ ai đó tương đương với loại bánh xe nào. Ai đó nói nhiều, xuôi ngược cũng nói được thì tương ứng với câu “Miệng trơn như mỡ”. Ai đó có đồ tốt, có tiền bạc mà không biết đem ra xài thì có câu “Cám treo để heo nhịn đói”. Ai đó có đời sống lứa đôi không ngay ngắn, để gia đình đổ vỡ thì có câu “Chồng ăn chả, vợ ăn nem, đầy tớ nhịn thèm ra chợ mua thịt ăn”.
Thế nhưng, câu thành ngữ sau đây thì vừa nặng nề, vừa có vẻ như không khoan nhượng chút nào. Đó là câu “Dạ trước mặt, trổ c… sau lưng” dùng để phê phán những kẻ đạo đức giả, những kẻ hỗn hào hay nói xấu người khác sau lưng. Ngôn ngữ dân gian Quảng Nam hình dung rằng kẻ như thế là kẻ hỗn láo, mất văn hóa. Vậy thì kẻ hay làm chuyện đó mà gặp ai cũng giả bộ lễ phép dạ thưa là khó có thể dung thứ, thông cảm. Ấy bởi vì tính cách Quảng Nam là hay cãi. Người hay cãi cũng rất thích người khác dám cãi lại mình, nghĩa là dám phản đối trực diện. Vậy mà khi tranh luận tay đôi, người ấy không dám cãi lại, cứ giả bộ vâng dạ để rồi sau đó lại có hành vi tệ hại nói xấu sau lưng là chuyện khó dung tha. Câu thành ngữ khá buồn cười nhưng nó tiêu biểu cho tính cách bộc trực, thẳng thắn của người Quảng Nam.
Cười cợt một người đàn ông nào đó say mê nhan sắc của một người phụ nữ khác mà phụ bạc người vợ ở nhà, thành ngữ Quảng Nam có câu “Một cái l… lạ bằng một trã cá tươi” hoặc “Một cái l… lạ bằng một tạ khoai môn”. Cá tươi là cá ngon nên ai cũng có thể hiểu được. Tôi chỉ thắc mắc câu sau, không hiểu làm sao mà đem bộ phận sinh dục của một người phụ nữ mới khác để so sánh với một tạ khoai môn? Khoai môn thì chỉ ăn vài củ đã ngán ngược, làm gì mà ăn nổi hết một tạ? Thế nhưng, người Quảng Nam xưa ví von vậy, ta cũng đành tin theo như vậy.
(Còn nữa)
Nhận định về một người có nước da trắng, người vùng đông Duy Xuyên có câu “Trắng non non như con ông Cửu Triều”. Ông Cửu Triều hình như là một bậc trưởng thượng cố cựu. Tôi là lớp hậu sinh, không được hân hạnh biết ông là ai nhưng nghe câu thành ngữ ấy cũng cảm thấy vui vui. Có vẻ như câu thành ngữ ấy là một câu rất tử tế và giả như con cháu ông Cửu Triều sau này nghe ai nói câu thành ngữ này ắt hẳn cũng hài lòng.
Nhận định về sự giàu sang của một ai đó, người vùng tây Duy Xuyên thường nói “Giàu như ông Quản Nghi”. Ông Quản Nghi là người trên kẻ trước của nhà thơ Bùi Giáng (làng Thanh Châu, Duy Xuyên) nghe nói là rất giàu. Cụ Bùi Thuyên - thân sinh của Bùi Giáng cũng là một người nhà giàu. Câu thành ngữ phát biểu một nhận định khá khách quan, điều mà ai nấy cũng có thể chấp nhận được.
Nhận định về một ai đó ít khi chịu làm những công việc vất vả, người Quảng Nam hay dùng câu “Lâu lâu giữ trâu một bữa”. Tất nhiên, “giữ trâu” ở đây được hiểu theo nghĩa bóng, có ngữ nghĩa rất rộng, để chỉ những công việc nặng nề, không thuận tay nhưng con người phải làm để đáp ứng đòi hỏi của hoàn cảnh. Về mặt khách quan, câu tục ngữ không hàm ý chê bai; về mặt chủ quan, câu tục ngữ khá tích cực vì hàm ý sẵn sàng chấp nhận làm công việc mà không nề hà gì.
Tôi đã viết hẳn một quyển sách tựa đề Quảng Nam hay cãi để nói về tính hay cãi của người Quảng Nam. Chẳng những họ hay cãi mà cách cãi của họ cũng rất hay, nghĩa là khá trí tuệ. Một trong các biểu hiện của tính hay cãi và tính cãi hay đó là những câu thành ngữ mang hàm ý phê phán, chống đối. Những câu thành ngữ này có cách gieo vần ở giữa câu (yêu vận - vần lưng) rất đặc biệt; nội dung lại rất buồn cười. Để bạn đọc có thể hình dung được hết ý nghĩa các câu thành ngữ này, tôi xin trích đúng, chỉ bỏ lửng những từ nhạy cảm theo cách nói rất bình dân của bà con Quảng Nam chúng tôi.
Phê bình một ai đó quá mau miệng, chưa kịp nghe kỹ vấn đề đã tham gia tranh cãi, Quảng Nam có câu thành ngữ “Đít chưa chấm đất, miệng đánh hất lên trời”. Con người như vậy là rất hồ đồ, chưa kịp ngồi xuống đã nói ngay. Nói có nghĩa là tham gia việc cãi vã mà mình chưa hề biết rõ nội dung cuộc cãi vã đó là cái gì. Phê bình một ai đó nghĩ ngợi lung tung, chưa kịp làm xong việc này đã nghĩ đến chuyện làm việc khác, người Quảng Nam có câu thành ngữ “Cái đít ở Câu Lâu, cái đầu ở Nam Phước”. Đầu cầu Câu Lâu phía bắc thuộc huyện Điện Bàn; ngã ba Nam Phước phía nam lại thuộc huyện Duy Xuyên. Đang ngồi ở Điện Bàn (đít) mà nghĩ tới việc ở Duy Xuyên (đầu) thì kể cũng là lạ.
Ở hai câu thành ngữ trên, sự đối lập đít - miệng; đít - đầu được sử dụng triệt để nhằm mục đích làm nổi bật các yếu tố mâu thuẫn. Hàm ý phê phán của câu tục ngữ này tiềm ẩn trong yếu tố mâu thuẫn đó. Thoạt nghe qua, hình thức phê phán có vẻ nặng nề nhưng rõ ràng tình ý thì chân thành, thậm chí còn có yếu tố xây dựng nữa.
Có những câu thành ngữ tự bản chất của nó chỉ dừng lại ở chỗ mô tả sự kiện, nhẹ về phê phán hay nhận định. Nói về ai đó quá chú trọng tiền bạc, người Quảng Nam có câu “Coi đồng tiền như cái bánh xe”. Bánh xe thì đủ kích cỡ to nhỏ, vấn đề là thái độ ai đó tương đương với loại bánh xe nào. Ai đó nói nhiều, xuôi ngược cũng nói được thì tương ứng với câu “Miệng trơn như mỡ”. Ai đó có đồ tốt, có tiền bạc mà không biết đem ra xài thì có câu “Cám treo để heo nhịn đói”. Ai đó có đời sống lứa đôi không ngay ngắn, để gia đình đổ vỡ thì có câu “Chồng ăn chả, vợ ăn nem, đầy tớ nhịn thèm ra chợ mua thịt ăn”.
Thế nhưng, câu thành ngữ sau đây thì vừa nặng nề, vừa có vẻ như không khoan nhượng chút nào. Đó là câu “Dạ trước mặt, trổ c… sau lưng” dùng để phê phán những kẻ đạo đức giả, những kẻ hỗn hào hay nói xấu người khác sau lưng. Ngôn ngữ dân gian Quảng Nam hình dung rằng kẻ như thế là kẻ hỗn láo, mất văn hóa. Vậy thì kẻ hay làm chuyện đó mà gặp ai cũng giả bộ lễ phép dạ thưa là khó có thể dung thứ, thông cảm. Ấy bởi vì tính cách Quảng Nam là hay cãi. Người hay cãi cũng rất thích người khác dám cãi lại mình, nghĩa là dám phản đối trực diện. Vậy mà khi tranh luận tay đôi, người ấy không dám cãi lại, cứ giả bộ vâng dạ để rồi sau đó lại có hành vi tệ hại nói xấu sau lưng là chuyện khó dung tha. Câu thành ngữ khá buồn cười nhưng nó tiêu biểu cho tính cách bộc trực, thẳng thắn của người Quảng Nam.
Cười cợt một người đàn ông nào đó say mê nhan sắc của một người phụ nữ khác mà phụ bạc người vợ ở nhà, thành ngữ Quảng Nam có câu “Một cái l… lạ bằng một trã cá tươi” hoặc “Một cái l… lạ bằng một tạ khoai môn”. Cá tươi là cá ngon nên ai cũng có thể hiểu được. Tôi chỉ thắc mắc câu sau, không hiểu làm sao mà đem bộ phận sinh dục của một người phụ nữ mới khác để so sánh với một tạ khoai môn? Khoai môn thì chỉ ăn vài củ đã ngán ngược, làm gì mà ăn nổi hết một tạ? Thế nhưng, người Quảng Nam xưa ví von vậy, ta cũng đành tin theo như vậy.
(Còn nữa)