400 năm Thiên Chúa giáo Du nhập vào Hội An
- Chủ nhật - 25/01/2015 20:52
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trong những thế kỷ XVI-XIX, Hội An là một trung tâm kinh tế lớn của Đàng Trong, là một trong những thương cảng mậu dịch quốc tế phồn thịnh bậc nhất ở khu vực. Chính vì vậy, Hội An cũng là cửa ngõ của sự giao lưu, tiếp nhận nhiều nền văn hóa lớn ở bên ngoài, từ phương Đông đến phương Tây, của những tôn giáo lớn trên thế giới, trong đó có Thiên Chúa giáo.
Năm 1523, giáo sĩ Duark Coelh đến vùng biển Hội An và đã tạc trên vách đá đảo Cù Lao Chàm hình cây Thánh giá lớn để làm lưu niệm. Song, có lẽ từ đầu thế kỷ XVII trở đi Thiên Chúa giáo mới thực sự du nhập và phát triển ở Hội An sau sự kiện phái đoàn truyền giáo Dòng Tên do giáo sĩ Francesco Bozomi dẫn đầu cùng giáo sĩ Diego Carvalho và ba thầy dòng, trong đó có hai người Nhật Bản, đến Cửa Hàn, Hội An - Thanh Chiêm vào ngày 18/01/1615.
Một số tài liệu cho biết, vào thế kỷ XVII, người Nhật và người Trung Hoa là hai thành phần dân cư nước ngoài chủ yếu đến buôn bán, sinh sống tại Hội An. Được sự cho phép của các chúa Nguyễn, người Nhật và người Trung Hoa ở Hội An đã xây dựng hai thành phố riêng như miêu tả của giáo sĩ C.Bori trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621. Năm 1614, chính quyền Nhật thực hiện chính sách cấm đạo và trục xuất những giáo sĩ nên bắt đầu từ đây có rất nhiều người Nhật theo đạo Thiên Chúa đến Hội An. Do đó Toà Giám mục Macao cũng chuyển hướng truyền giáo sang Việt Nam để giúp đỡ các tín đồ Thiên Chúa giáo người Nhật về mặt tinh thần, đồng thời tìm kiếm mảnh đất mới để mở rộng công cuộc truyền giáo. Ngay sau khi đến Cửa Hàn, Hội An - Thanh Chiêm, phái đoàn truyền giáo do giáo sĩ Francesco Bozomi dẫn đầu đã thiết lập được 2 ngôi nhà thờ ở Cửa Hàn và Thanh Chiêm. Trong những năm từ 1615 - 1665, ở Hội An có 3 cộng đoàn theo đạo Thiên Chúa gồm cộng đoàn người Nhật, cộng đoàn người Hoa và cộng đoàn người Việt. Mỗi cộng đoàn có cơ sở thờ tự riêng. Theo giáo sĩ Alexandre de Rhodes, vào năm 1643, trụ sở truyền giáo của các giáo sĩ ở Hội An là một trong hai trụ sở chính của Đàng Trong. Trụ sở ở Hội An có nhà thờ và nhà ở riêng cho giáo sĩ A.D. Rhodes và các thầy giảng. Năm 1675, giáo sĩ Conrtaulin xây dựng một ngôi nhà thờ tại Hội An. Vào giữa thế kỷ XVII, một số giáo sĩ của Hội truyền giáo ngoại quốc ở Pháp (Hội Thừa Sai Pháp - Hội Thừa Pari) được cử đến Hội An, người đầu tiên là giáo sĩ Louis Chevreuil, tiếp đến là Lambret la Motte, Luy Laneun… Những giáo sĩ Hội Thừa sai Pari đã xây dựng ở Hội An trụ sở truyền giáo riêng bên cạnh trụ sở truyền giáo của các giáo sĩ Dòng Tên. Từ cuối thế kỷ XVIII, do ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Tây sơn với chúa Nguyễn, chúa Trịnh nên đạo Thiên Chúa ở Hội An bị suy giảm dần. Đến năm 1914, những người dân theo đạo Thiên Chúa ở Hội An tái lập ngôi nhà thờ bằng gỗ, và 20 năm sau đó được làm lại bằng nhà thờ kiên cố theo kiểu kiến trúc Gothique. Năm 1965, ngôi nhà thờ này bị hạ giải và thay vào đó là ngôi nhà thờ mới với kiểu dáng như hiện nay cho hài hòa với kiến trúc truyền thống ở Hội An và nhu cầu sinh hoạt của các tín hữu. Ngôi nhà thờ hiện nay tọa lạc trong khuôn viên khá rộng, bố cục chức năng chính gồm khu vực dành cho các tín hữu đến tham dự các nghi lễ, khu Cung thánh và phòng áo. Bên cạnh nhà thờ là khu mộ các giáo sĩ. Ngôi nhà thờ và khu mộ các giáo sĩ đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2008.
Trong 400 năm du nhập và phát triển ở Hội An, Thiên Chúa giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa với phương Tây tại Hội An. Nhiều giáo sĩ đã đưa đến Hội An những sản phẩm của nền kỹ nghệ phương Tây đương đại như đồng hồ, ống viễn kính, kính hiển vi,… Năm 1676, các giáo sĩ đã mang đến một số lễ vật để dâng tặng cho chúa Hiền Nguyễn Phước Tần gồm: 2 cây vải hồng mịn, 1 hộp bạc chạm trổ lớn và 4 họp nhỏ, 2 gương soi venise bọc da lừa có đính bằng bạc, 1 đồng hồ có chuông điểm giờ, nửa giờ, 15 phút, 1 cây hàng mỹ Hoà Lan, 2 ram giấy mạ vàng, 1 ống viễn kính, 1 kính hiển vi cỡ lớn và 1 cỡ nhỏ, 2 kính cửu cửu biểu viền bạc, 2 kính lấy lửa tạo được sức nóng chảy bạc dưới ánh mặt trời, 1 bật lửa hình khẩu súng nhỏ bằng bạc. Ngoài sản phẩm của kỷ nghệ đương đại, các giáo sĩ còn phổ biến ở Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung những tri thức khoa học mới về thiên văn, y thuật,…
Vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác truyền đạo, một số giáo sĩ phương Tây đã có những quan điểm hết sức cởi mở để Thiên Chúa giáo hòa nhập hơn vào nền văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó tiêu biểu là giáo sĩ Giambattista Sana. Giáo sĩ Giambattista Sana đến Đàng Trong năm 1714, mất tại Hội An vào năm 1726 và được an táng tại khu vực phía đông đồn lính khố xanh thuộc làng Sơn Phô, Hội An theo mô tả của A. Sallet đăng trong tập Những người bạn cố đô Huế xuất bản năm 1919. Giáo sĩ Giambattista Sana đã cho phép người Việt theo đạo Thiên Chúa gìn giữ và thực hiện một số vấn đề liên quan đến văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cư dân Việt như cho mang cờ triệu trong các lễ an táng, cho phép phủ phục sát đất trước mặt cha mẹ khi người còn sống cũng như trước thi thể của người, cho phép cúng giỗ người qua đời. Ngoài ra, giáo sĩ Sana cũng cho phép người Việt theo đạo Thiên Chúa đúc chuông chùa, may cờ để người ta cắm hai bên lối chính vào chùa, may áo cho các vị sư sãi và ni cô, làm hàng mã có hình người, hình thê thiếp, voi để cúng (đốt cho người quá cố) vào tháng bảy, bắn súng lên hiệu tập họp quần chúng đi cúng tế, xây cất chùa miếu, thề trung thành với vua, giữ Thần chủ trong nhà, bưng mâm cúng đặt trên đầu quan tài, phần mộ,... Chính những quan điểm cởi mở của giáo sĩ Gambattista Sana đã tạo tiền đề cho những cải cách sau này để những người Việt theo đạo Thiên Chùa đồng hành, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 năm 1998 với phương châm “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Cũng để cho công việc truyền đạo ở Đàng Trong được kết quả, ngoài việc sử dụng các thầy giảng người Nhật hoặc phải thông thạo tiếng Nhật để giao tiếp, các giáo sĩ phương Tây ở tại Hội An còn nghiên cứu tiếng Việt và Latinh hoá âm tiếng Việt. Được sự trợ giúp của các thầy giảng người Việt và một số giáo hữu cũng như vận dụng kinh nghiệm việc Latinh hoá âm tiếng Hoa và triếng Nhật, các giáo sĩ đã sáng lập ra chữ Quốc ngữ. Người đi tiên phong trong việc nghiên cứu và Latinh hoá âm tiếng Việt là giáo sĩ Francisco de Pina. Ông sống ở Hội An từ năm 1617-1625, là người mà theo A.D. Rhodes nhận xét khi đến Hội An vào năm 1624: “…cha Francesco de Pina thì khác, ông nói tiếng Việt khá tốt và tôi nhận thấy rằng những bài thuyết giáo của ông có ích hơn bài của các cha khác.”. Giáo sĩ Pina đã soạn cuốn “Sách học chữ quốc ngữ”, nghiên cứu về thanh âm và ngữ pháp. Năm 1624, A.D. Rhodes đến Hội An và học tiếng Việt từ giáo sĩ Pina, các thầy giảng và em bé người Việt. Sau 3 tuần đã nói được tiếng Việt, 6 tháng sau đã thông thạo tiếng Việt. Từ những nghiên cứu của mình khi còn ở tại Hội An cũng như thừa hưởng kết quả nghiên cứu của giáo sĩ Pina và hai cuốn từ điển Việt - Bồ của Amaral, Bồ - Việt của Barbosa, A.D. Rhodes soạn và in hai cuốn sách viết bằng chữ Quốc ngữ Việt đầu tiên là vào năm 1651 là cuốn “Phép giảng 8 ngày”, và “Từ điển Việt-Bồ-Latinh”. Sự ra đời của hai cuốn sách này cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của chứ Quốc ngữ. Sự hình thành chữ quốc ngữ là một mốc dấu quan trọng trong lịch sử dân tộc, là một thành tựu nổi bật của quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây tại Việt Nam mà thương cảng Hội An được xem là nơi giữ một vai trò hết sức đặc biệt.
Trong 400 năm qua, mặc dù có những lúc thăng trầm, song Thiên Chúa giáo cũng để lại những dấu ấn trong đời sống của người dân Hội An, có vai trò quan trọng trong việc giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa Hội An với bên ngoài.
Một số tài liệu cho biết, vào thế kỷ XVII, người Nhật và người Trung Hoa là hai thành phần dân cư nước ngoài chủ yếu đến buôn bán, sinh sống tại Hội An. Được sự cho phép của các chúa Nguyễn, người Nhật và người Trung Hoa ở Hội An đã xây dựng hai thành phố riêng như miêu tả của giáo sĩ C.Bori trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621. Năm 1614, chính quyền Nhật thực hiện chính sách cấm đạo và trục xuất những giáo sĩ nên bắt đầu từ đây có rất nhiều người Nhật theo đạo Thiên Chúa đến Hội An. Do đó Toà Giám mục Macao cũng chuyển hướng truyền giáo sang Việt Nam để giúp đỡ các tín đồ Thiên Chúa giáo người Nhật về mặt tinh thần, đồng thời tìm kiếm mảnh đất mới để mở rộng công cuộc truyền giáo. Ngay sau khi đến Cửa Hàn, Hội An - Thanh Chiêm, phái đoàn truyền giáo do giáo sĩ Francesco Bozomi dẫn đầu đã thiết lập được 2 ngôi nhà thờ ở Cửa Hàn và Thanh Chiêm. Trong những năm từ 1615 - 1665, ở Hội An có 3 cộng đoàn theo đạo Thiên Chúa gồm cộng đoàn người Nhật, cộng đoàn người Hoa và cộng đoàn người Việt. Mỗi cộng đoàn có cơ sở thờ tự riêng. Theo giáo sĩ Alexandre de Rhodes, vào năm 1643, trụ sở truyền giáo của các giáo sĩ ở Hội An là một trong hai trụ sở chính của Đàng Trong. Trụ sở ở Hội An có nhà thờ và nhà ở riêng cho giáo sĩ A.D. Rhodes và các thầy giảng. Năm 1675, giáo sĩ Conrtaulin xây dựng một ngôi nhà thờ tại Hội An. Vào giữa thế kỷ XVII, một số giáo sĩ của Hội truyền giáo ngoại quốc ở Pháp (Hội Thừa Sai Pháp - Hội Thừa Pari) được cử đến Hội An, người đầu tiên là giáo sĩ Louis Chevreuil, tiếp đến là Lambret la Motte, Luy Laneun… Những giáo sĩ Hội Thừa sai Pari đã xây dựng ở Hội An trụ sở truyền giáo riêng bên cạnh trụ sở truyền giáo của các giáo sĩ Dòng Tên. Từ cuối thế kỷ XVIII, do ảnh hưởng của cuộc chiến giữa Tây sơn với chúa Nguyễn, chúa Trịnh nên đạo Thiên Chúa ở Hội An bị suy giảm dần. Đến năm 1914, những người dân theo đạo Thiên Chúa ở Hội An tái lập ngôi nhà thờ bằng gỗ, và 20 năm sau đó được làm lại bằng nhà thờ kiên cố theo kiểu kiến trúc Gothique. Năm 1965, ngôi nhà thờ này bị hạ giải và thay vào đó là ngôi nhà thờ mới với kiểu dáng như hiện nay cho hài hòa với kiến trúc truyền thống ở Hội An và nhu cầu sinh hoạt của các tín hữu. Ngôi nhà thờ hiện nay tọa lạc trong khuôn viên khá rộng, bố cục chức năng chính gồm khu vực dành cho các tín hữu đến tham dự các nghi lễ, khu Cung thánh và phòng áo. Bên cạnh nhà thờ là khu mộ các giáo sĩ. Ngôi nhà thờ và khu mộ các giáo sĩ đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh vào năm 2008.
Trong 400 năm du nhập và phát triển ở Hội An, Thiên Chúa giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu văn hóa với phương Tây tại Hội An. Nhiều giáo sĩ đã đưa đến Hội An những sản phẩm của nền kỹ nghệ phương Tây đương đại như đồng hồ, ống viễn kính, kính hiển vi,… Năm 1676, các giáo sĩ đã mang đến một số lễ vật để dâng tặng cho chúa Hiền Nguyễn Phước Tần gồm: 2 cây vải hồng mịn, 1 hộp bạc chạm trổ lớn và 4 họp nhỏ, 2 gương soi venise bọc da lừa có đính bằng bạc, 1 đồng hồ có chuông điểm giờ, nửa giờ, 15 phút, 1 cây hàng mỹ Hoà Lan, 2 ram giấy mạ vàng, 1 ống viễn kính, 1 kính hiển vi cỡ lớn và 1 cỡ nhỏ, 2 kính cửu cửu biểu viền bạc, 2 kính lấy lửa tạo được sức nóng chảy bạc dưới ánh mặt trời, 1 bật lửa hình khẩu súng nhỏ bằng bạc. Ngoài sản phẩm của kỷ nghệ đương đại, các giáo sĩ còn phổ biến ở Hội An nói riêng, Đàng Trong nói chung những tri thức khoa học mới về thiên văn, y thuật,…
Vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác truyền đạo, một số giáo sĩ phương Tây đã có những quan điểm hết sức cởi mở để Thiên Chúa giáo hòa nhập hơn vào nền văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó tiêu biểu là giáo sĩ Giambattista Sana. Giáo sĩ Giambattista Sana đến Đàng Trong năm 1714, mất tại Hội An vào năm 1726 và được an táng tại khu vực phía đông đồn lính khố xanh thuộc làng Sơn Phô, Hội An theo mô tả của A. Sallet đăng trong tập Những người bạn cố đô Huế xuất bản năm 1919. Giáo sĩ Giambattista Sana đã cho phép người Việt theo đạo Thiên Chúa gìn giữ và thực hiện một số vấn đề liên quan đến văn hóa tín ngưỡng truyền thống của cư dân Việt như cho mang cờ triệu trong các lễ an táng, cho phép phủ phục sát đất trước mặt cha mẹ khi người còn sống cũng như trước thi thể của người, cho phép cúng giỗ người qua đời. Ngoài ra, giáo sĩ Sana cũng cho phép người Việt theo đạo Thiên Chúa đúc chuông chùa, may cờ để người ta cắm hai bên lối chính vào chùa, may áo cho các vị sư sãi và ni cô, làm hàng mã có hình người, hình thê thiếp, voi để cúng (đốt cho người quá cố) vào tháng bảy, bắn súng lên hiệu tập họp quần chúng đi cúng tế, xây cất chùa miếu, thề trung thành với vua, giữ Thần chủ trong nhà, bưng mâm cúng đặt trên đầu quan tài, phần mộ,... Chính những quan điểm cởi mở của giáo sĩ Gambattista Sana đã tạo tiền đề cho những cải cách sau này để những người Việt theo đạo Thiên Chùa đồng hành, gìn giữ nền văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” theo nghị quyết Trung ương 5 khóa 8 năm 1998 với phương châm “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”.
Cũng để cho công việc truyền đạo ở Đàng Trong được kết quả, ngoài việc sử dụng các thầy giảng người Nhật hoặc phải thông thạo tiếng Nhật để giao tiếp, các giáo sĩ phương Tây ở tại Hội An còn nghiên cứu tiếng Việt và Latinh hoá âm tiếng Việt. Được sự trợ giúp của các thầy giảng người Việt và một số giáo hữu cũng như vận dụng kinh nghiệm việc Latinh hoá âm tiếng Hoa và triếng Nhật, các giáo sĩ đã sáng lập ra chữ Quốc ngữ. Người đi tiên phong trong việc nghiên cứu và Latinh hoá âm tiếng Việt là giáo sĩ Francisco de Pina. Ông sống ở Hội An từ năm 1617-1625, là người mà theo A.D. Rhodes nhận xét khi đến Hội An vào năm 1624: “…cha Francesco de Pina thì khác, ông nói tiếng Việt khá tốt và tôi nhận thấy rằng những bài thuyết giáo của ông có ích hơn bài của các cha khác.”. Giáo sĩ Pina đã soạn cuốn “Sách học chữ quốc ngữ”, nghiên cứu về thanh âm và ngữ pháp. Năm 1624, A.D. Rhodes đến Hội An và học tiếng Việt từ giáo sĩ Pina, các thầy giảng và em bé người Việt. Sau 3 tuần đã nói được tiếng Việt, 6 tháng sau đã thông thạo tiếng Việt. Từ những nghiên cứu của mình khi còn ở tại Hội An cũng như thừa hưởng kết quả nghiên cứu của giáo sĩ Pina và hai cuốn từ điển Việt - Bồ của Amaral, Bồ - Việt của Barbosa, A.D. Rhodes soạn và in hai cuốn sách viết bằng chữ Quốc ngữ Việt đầu tiên là vào năm 1651 là cuốn “Phép giảng 8 ngày”, và “Từ điển Việt-Bồ-Latinh”. Sự ra đời của hai cuốn sách này cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của chứ Quốc ngữ. Sự hình thành chữ quốc ngữ là một mốc dấu quan trọng trong lịch sử dân tộc, là một thành tựu nổi bật của quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây tại Việt Nam mà thương cảng Hội An được xem là nơi giữ một vai trò hết sức đặc biệt.
Trong 400 năm qua, mặc dù có những lúc thăng trầm, song Thiên Chúa giáo cũng để lại những dấu ấn trong đời sống của người dân Hội An, có vai trò quan trọng trong việc giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa Hội An với bên ngoài.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoianheritage.net là vi phạm bản quyền