Tập huấn “Bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam”
- Thứ hai - 05/06/2023 22:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp cho những người làm công tác bảo tồn tại các địa phương có di tích, di sản kiến trúc gỗ, trong đó có Hội An, vào ngày 7/6 này, tại thành phố Hội An, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An phối hợp với Cục Di sản Văn hóa, Viện Bảo tồn Di tích thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Văn phòng JICA Việt Nam đồng tổ chức khóa Tập huấn “Bảo tồn di tích kiến trúc gỗ Hội An - Việt Nam”.
Chùa Cầu - Ảnh: Hồng Việt
Nội dung khóa tập huấn gồm các bài giảng lý thuyết về bảo tồn di sản kiến trúc gỗ; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo tồn di sản kiến trúc gỗ của các địa phương ở Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản; tham quan, khảo sát thực địa công tác tu bổ di tích kiến trúc gỗ tại Khu di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An, đặc biệt là công trình tu bổ di tích Chùa Cầu đang triển khai hiện nay.
Tham gia khóa tập huấn này có đại diện các cơ quan, đơn vị gồm Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Sở, ban ngành các tỉnh thành có nhiều di tích kiến trúc gỗ như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… đại diện Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội, các làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang), Lộc Yên (Quảng Nam), Đồng Văn (Hà Giang), đại diện các công ty thiết kế, giám sát, thi công tu bổ di tích kiến trúc gỗ, đặc biệt là cán bộ chuyên môn tham gia trực tiếp vào công tác bảo tồn kiến trúc gỗ.
Kết thúc khóa tập huấn, các cơ quan, đơn vị, cá nhân sẽ được Cục Di sản Văn hóa trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình khóa tập huấn.
Tham gia khóa tập huấn này có đại diện các cơ quan, đơn vị gồm Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Sở, ban ngành các tỉnh thành có nhiều di tích kiến trúc gỗ như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,… đại diện Ban Quản lý khu phố cổ Hà Nội, các làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang), Lộc Yên (Quảng Nam), Đồng Văn (Hà Giang), đại diện các công ty thiết kế, giám sát, thi công tu bổ di tích kiến trúc gỗ, đặc biệt là cán bộ chuyên môn tham gia trực tiếp vào công tác bảo tồn kiến trúc gỗ.
Kết thúc khóa tập huấn, các cơ quan, đơn vị, cá nhân sẽ được Cục Di sản Văn hóa trao giấy chứng nhận hoàn thành chương trình khóa tập huấn.