Công tác cải cách hành chính, số hóa tư liệu của Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An
- Thứ hai - 15/11/2021 20:21
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Hội An, thời gian qua Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã chú trọng và tích cực xúc tiến hoạt động chuyển đổi số của đơn vị.
Theo đó, toàn thể cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin, tương tác trên nhóm zalo của cơ quan, phần mềm quản lý công việc trong quá trình giao việc và thực hiện nhiệm vụ, sử dụng email công vụ, phần mềm Q-Office để xử lý kịp thời các văn bản, cập nhật thường xuyên trên trang thông tin điện tử của đơn vị để kịp thời nắm bắt thông tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm đã đăng tải danh mục di tích nhà ở - kiến trúc nghệ thuật trong Khu phố cổ; quy trình tiếp nhận, thụ lý và giao trả hồ sơ, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn di tích… trên mục Tư vấn bảo tồn di sản website của Trung tâm để người dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về công tác bảo tồn di tích được kịp thời, nhanh chóng.
Các tư liệu về Hội An do Trung tâm lưu giữ như bản vẽ ghi, bản dập hoa văn, sách nghiên cứu chuyên ngành, tư liệu Hán Nôm… đã được sao chụp, scan, số hóa và lưu trữ điện tử nên có thể tra cứu nhanh chóng, qua đó, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ công tác chuyên môn của đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác phát huy di sản cũng được phát triển trên nền tảng trực tuyến như giới thiệu những không gian trưng bày bảo tàng chuyên đề qua những phim ngắn trên nền tảng Youtube, tổ chức những buổi tham quan bảo tàng định kỳ vào sáng chủ nhật trên nền tảng mạng xã hội và tương tác trực tuyến với người xem. Đặc biệt, nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), 22 năm ngày Khu phố cổ Hội An được công nhận Di sản Văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2021), bên cạnh nhiều hoạt động trực tiếp, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ tổ chức trưng bày online với chủ đề “Trang trí trên gỗ tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An” và “Cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm” trên trang website của đơn vị.
Sử dụng thiết bị bay để thực hiện công tác số hóa di tích - Ảnh: Khiếu Thị Hoài
Trung tâm đã đăng tải danh mục di tích nhà ở - kiến trúc nghệ thuật trong Khu phố cổ; quy trình tiếp nhận, thụ lý và giao trả hồ sơ, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn di tích… trên mục Tư vấn bảo tồn di sản website của Trung tâm để người dân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu thông tin về công tác bảo tồn di tích được kịp thời, nhanh chóng.
Các tư liệu về Hội An do Trung tâm lưu giữ như bản vẽ ghi, bản dập hoa văn, sách nghiên cứu chuyên ngành, tư liệu Hán Nôm… đã được sao chụp, scan, số hóa và lưu trữ điện tử nên có thể tra cứu nhanh chóng, qua đó, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ công tác chuyên môn của đơn vị.
Bên cạnh đó, công tác phát huy di sản cũng được phát triển trên nền tảng trực tuyến như giới thiệu những không gian trưng bày bảo tàng chuyên đề qua những phim ngắn trên nền tảng Youtube, tổ chức những buổi tham quan bảo tàng định kỳ vào sáng chủ nhật trên nền tảng mạng xã hội và tương tác trực tuyến với người xem. Đặc biệt, nhân kỷ niệm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), 22 năm ngày Khu phố cổ Hội An được công nhận Di sản Văn hóa thế giới (4/12/1999 - 4/12/2021), bên cạnh nhiều hoạt động trực tiếp, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An sẽ tổ chức trưng bày online với chủ đề “Trang trí trên gỗ tại các di tích ở Khu phố cổ Hội An” và “Cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm” trên trang website của đơn vị.