Tiến sĩ khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masanari, một người bạn của Hội An đã ra đi.
- Thứ tư - 12/06/2013 04:57
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trưa ngày 9/6/2013, trong lúc đang chuẩn bị cho bữa trưa thì tôi nhận được tin nhắn của một người bạn báo tin tiến sĩ khảo cổ Nhật Bản Nishimura Masanari vừa mới qua đời vì tai nạn giao thông ở Hà Nội. Cái tin thật buồn và bất ngờ. Để xác minh, tôi đã xin số điện thoại và điện hỏi một đồng nghiệp ở Viện khảo cổ thì được xác định đó là sự thật.
Nishimura Masanari là một người bạn thân thiết của Hội An. Từ năm 1995, trong khôn khổ dự án Nghiên cứu khảo cổ về di tích văn hóa mộ chum Sa Huỳnh ở Hội An, anh đã cùng giáo sư Eiji Nitta và chúng tôi lăn lộn nhiều ngày ở vùng cồn cát An Bang nắng nóng để đào khảo cổ các mộ chum ở đây. Khi đó chúng tôi gọi anh bằng cái tên thân mật là NiShi và rất mến anh với cái tính dễ gần, cởi mở, nhiệt tình, nói tiếng Việt khá sỏi, và có tiếng cười to, sảng khoái. Chiều chiều khi xong việc chúng tôi thường cùng ngồi nhâm nhi một vài ly rượu ở một quán bình dân ven đường. Khi ở Hội An anh đi lại nhiều nơi, làm quen nhiều người và ai cũng rất mến anh. Có người thỉnh thoảng cuối ngày lại đến lôi anh đi làm vài ly giải mỏi.
Sau khi chương trình khảo cổ về văn hóa Sa huỳnh ở Hội An kết thúc, chúng tôi vẫn thường gặp anh ở các hội nghị khảo cổ học hàng năm và rất vui mừng khi đọc được các tin anh là người phát hiện ra mẫu khuôn đúc trống đồng đầu tiên ở Việt Nam và cùng các đồng nghiệp anh đã tìm thấy khuôn đúc các mũi tên đồng ở Luy Lâu, chứng tỏ trống đồng và các mũi tên đồng thời An Dương Vương được đúc tại chỗ.
Cách đây gần hai tháng anh cùng với vợ là tiến sĩ khảo cổ học Noriko đã đến thăm và làm việc tại Hội An. Lần đó anh dẫn theo hai con trai còn nhỏ tuổi rất kháu khỉnh và hiếu động. Vẫn giọng cười sảng khoái đó tuy mái tóc có bạc đi so với trước và anh không quên mang cho chúng tôi hai chai rượu chính hiệu. Anh vào vừa để thăm lại Hội An vừa để hướng dẫn một nghiên cứu sinh người Nhật về đề tài văn hóa Sa Huỳnh. Cuối đợt chúng tôi cùng gia đình anh và cô học trò ngồi lại cùng nhau trong một quán nhỏ, uống một vài ly bia để chia tay anh về Hà Nội. Không ngờ đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp anh ở Hội An.
Rất thương mến anh và chúng tôi tiếc rằng anh đã ra đi quá sớm ở tuổi 48 khi bao dự định còn đang dang dở trong đó có những dự định dành cho Hội An. Xin chia buồn cùng chị Noriko và gia đình cùng các đồng nghiệp thân hữu của anh. Chúng tôi mãi mãi không quên hình ảnh anh, một người bạn Nhật Bản chân tình, hết lòng vì công việc và bạn bè.
Cách đây gần hai tháng anh cùng với vợ là tiến sĩ khảo cổ học Noriko đã đến thăm và làm việc tại Hội An. Lần đó anh dẫn theo hai con trai còn nhỏ tuổi rất kháu khỉnh và hiếu động. Vẫn giọng cười sảng khoái đó tuy mái tóc có bạc đi so với trước và anh không quên mang cho chúng tôi hai chai rượu chính hiệu. Anh vào vừa để thăm lại Hội An vừa để hướng dẫn một nghiên cứu sinh người Nhật về đề tài văn hóa Sa Huỳnh. Cuối đợt chúng tôi cùng gia đình anh và cô học trò ngồi lại cùng nhau trong một quán nhỏ, uống một vài ly bia để chia tay anh về Hà Nội. Không ngờ đó là lần cuối cùng chúng tôi gặp anh ở Hội An.
Rất thương mến anh và chúng tôi tiếc rằng anh đã ra đi quá sớm ở tuổi 48 khi bao dự định còn đang dang dở trong đó có những dự định dành cho Hội An. Xin chia buồn cùng chị Noriko và gia đình cùng các đồng nghiệp thân hữu của anh. Chúng tôi mãi mãi không quên hình ảnh anh, một người bạn Nhật Bản chân tình, hết lòng vì công việc và bạn bè.