Hội An những góc nổi tiếng
- Thứ hai - 12/10/2020 03:29
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bạn tôi, nhà văn Thái Bá Lợi nói ở Hội An có quá nhiều góc di sản, kể cả “bắp nấu di sản”, nhưng có hai góc nổi tiếng, đó là bánh mì Phượng ở số 2B Phan Châu Trinh và… anh Nguyễn Sự.
Ảnh: Độc Lập
Trong một buổi sáng tươi vui nào đó, tôi đã hân hạnh được gặp cả “hai góc” ấy.
Chúng tôi, nhà thơ Văn Công Hùng, nhà thơ - nhà báo Phạm Đương và tôi, khởi đi từ một địa điểm cách Hội An 12 cây số. Theo chỉ dẫn của Google Maps, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ mà nhà văn Nguyên Ngọc đang… thuê ở.
Gặp anh Nguyên Ngọc không khó, nhưng tới được nhà anh thì không dễ. Hội An bây giờ đã mở rộng rất nhiều, đường ngang phố dọc, đường nho nhỏ như đường ở Huế, công nghệ chỉ đường lại khá tù mù, nên tìm mãi, kết hợp công nghệ và… hỏi bà con, mới tìm được nhà anh Ngọc.
Theo lời mời uống cà phê sáng của anh Nguyễn Sự, chúng tôi lại đưa anh Nguyên Ngọc tìm đến quán cà phê anh Sự đang chờ. Anh Ngọc thuộc đường, nhưng không thuộc quán. Lại phải dùng điện thoại mới tìm ra nhau. Quán cà phê nhỏ, ghế thấp bình dân, được cái thoáng vì nằm trong một cái sân khá rộng.
Tôi cũng đã mấy lần gặp anh Nguyễn Sự, đã quen với tác phong bình dân (và thân dân) của anh, nên không lạ khi tới quán cà phê này.
Chúng tôi ngồi nói chuyện bao đồng. Anh Sự là người nói nhiều, nói vui, nói hài hước, nên chúng tôi bỗng trở nên ít nói, nghe nhiều hơn.
Những câu chuyện của Nguyễn Sự cứ không đầu không cuối, chuyện này bắt sang chuyện khác, đi kèm với câu chuyện là những câu ca dao đặc trưng của vùng Hội An xưa. Có thể nói, tôi chưa gặp một người lãnh đạo địa phương nào mà am hiểu địa phương mình tới chân tơ kẽ tóc như Nguyễn Sự. Không hiểu thì khó yêu. Không yêu thì đừng nói chuyện làm những việc có ích, những việc tốt cho dân địa phương mình.
Từ chuyện xây hố xí trên Cù Lao Chàm, dẫn tới chuyện “Cồn Kiện” - một cồn đất giữa sông Thu Bồn ngày xưa từng khiến dân hai làng mâu thuẫn nhau dẫn tới tranh chấp đổ máu. Khi quan công sứ Pháp về giải quyết vụ này, thì bị dân làng (không rõ làng nào) “nhận nước” (dìm xuống sông) suýt chết. Hóa ra, dân Hội An cũng dữ, chứ không phải toàn hiền là lành như ta nghĩ.
Nguyễn Sự là một người Hội An “đặc ruột”, nghĩa là không pha trộn. Nghe giọng nói của anh thì biết. Nhà thơ Văn Công Hùng nói em đã đi khắp nước, ăn cơm thiên hạ cũng nhiều, nhưng nghe chuyện anh Sự kể chỉ hiểu được… 70%. Tất cả là vì giọng nói “đặc Hội An cổ” này. Tôi thì nghe được, nhưng có chữ cũng phải đoán. Như câu ca dao anh Sự đọc về con cá chai, anh lại phát âm là “cá che”, may là câu ca dao lục bát nên nghe chữ câu bát đoán ra chữ câu lục, mới biết là cá chai. Anh Sự rất thuộc ca dao dân ca, nhất là khi nó phát xuất từ Hội An quê anh. Người như thế, phải gọi là một nhà văn hóa dân gian mới đúng.
Hội An và Đà Nẵng cùng phát triển. Nhưng Hội An khác Đà Nẵng. Cái khác ấy, một phần do đặc chất riêng biệt của Hội An, một phần do cá tính “không giống ai” của lãnh đạo Nguyễn Sự. Ngay lành, nhiệt huyết, tinh tế và thấu hiểu, luôn coi nhân dân là cha mẹ mình, là người thân ruột thịt của mình, nên mọi việc làm hay suy nghĩ của Nguyễn Sự đều hướng về nhân dân, một cách hồn nhiên và bình dị nhất.
Hóa ra, Nguyễn Sự về hưu trước tuổi, lý do là “về chăm sóc cha mẹ già”, thế thôi. Phất tay một phát, là đi.
Nhà văn Nguyên Ngọc nói ít, nhưng là người Hội An gốc, thỉnh thoảng ông chen vào những chi tiết, những mẩu chuyện rất sinh động, nhất là chuyện Hội An khi Nguyên Ngọc còn nhỏ, tầm 12 - 13 tuổi. Tôi phục trí nhớ quá tốt của ông, khi ông nhớ tên những “ông tây” là thầy dạy học hồi ông còn nhỏ, những nhân vật của một Hội An thời xa lắc.
Trí nhớ của tôi bây giờ không tốt lắm, nhưng tôi chợt nhớ nhà văn Thái Bá Lợi từng nói với tôi, Hội An có quán bánh mì Phượng, được nhà ẩm thực nổi tiếng thế giới Anthony Bourdain khen bánh mì quán này “ngon nhất thế giới”. Nghe nhà văn Nguyên Ngọc nói, vừa rồi quán Phượng đã mở một chi nhánh “bánh mì Phượng” ngay tại thủ đô Paris. Đó là điều thật lạ lùng, vì tôi biết bánh mì Paris rất ngon, do có vài lần đi Pháp và được ăn. Vậy mà bánh mì Phượng dám mở quán ngay tại Paris, thì tuyệt thật!
Chợt nhớ ông Philip Kotler - “vua marketing thế giới” từng nói trong một lần đến Việt Nam, rằng Việt Nam có thể thành “nhà bếp của thế giới”. Đó là một nhận định vừa khoa học vừa chân tình của một tiếng nói quyền uy trong nền kinh tế thị trường thế giới. Nhân đây cũng khoe luôn, trong dịp Kotler nói chuyện nguyên một ngày ở một khách sạn 5 sao tại TP.HCM, tôi may mắn được dự nghe. Và tôi đã viết ngay được bài “Chào buổi sáng” cho Báo Thanh Niên về cuộc nói chuyện của Philip Kotler theo đặt hàng của anh Hoàng Hải Vân - Tổng thư ký tòa soạn thời ấy. Ngày hôm sau, tôi đi cà phê với anh Giản Tư Trung - người tổ chức sự kiện này, anh Trung cho tôi hay, sáng sớm tiễn Philip Kotler ra sân bay, anh Trung đã dịch bài báo của tôi cho “vua marketing” nghe. Khi nghe xong, ông Kotler nói nhân viên phục vụ sân bay cho ông mượn cái kéo, rồi ông cẩn thận cắt bài báo của tôi, cho vào cặp.
Xong buổi cà phê sáng với Nguyễn Sự, tôi đề nghị anh Nguyên Ngọc đưa chúng tôi đến quán bánh mì Phượng. Tôi muốn mua vài cái bánh mì ở quán này để ăn thử, xem nó ngon cỡ nào. Hóa ra, quán Phượng khá nhỏ, nằm trên đường Phan Châu Trinh, dễ nhận ra vì có một dòng người xếp hàng khá dài. Tạm biệt anh Nguyên Ngọc, tôi đứng vào hàng những người hâm mộ “bánh mì Phượng”, kiên nhẫn chờ đến lượt. Thành phần xếp hàng mua bánh khá đa dạng, ta có Tây có, nhiều anh chị da trắng, da đen, da vàng, nam phụ ấu, thêm tôi là “lão”.
Chợt nhớ, vào buổi chiều tối 23.5.2016, tổng thống Mỹ khi ấy là ông Barack Obama cùng Anthony Bourdain làm “hoa tiêu” đã đến một quán bún chả ở Hà Nội để thưởng thức món bún chả Việt Nam. Tôi không được gặp tổng thống Mỹ, nhưng được gặp khá nhiều người phương Tây đứng xếp hàng chờ mua bánh mì Phượng, và tôi đã hiểu. Khi người ta cùng thích ăn một món gì đó với nhau, thì rất dễ thân tình.
Khi tôi gần tới lượt được mua bánh, đột nhiên có tiếng gọi: “Bố ơi, bố mua bánh mì à?”. Tôi nhìn ra, thấy một anh thanh niên, xăm trổ đầy hai tay, đang ngồi uống cà phê ở quán bên cạnh. Tôi nói đúng rồi, anh thanh niên hỏi: “Bố mua bánh mì gì?”. Tôi ngạc nhiên: “Thì bánh mì chứ bánh mì gì?”. Anh thanh niên giải thích: “Ở đây có nhiều loại bánh mì, tùy theo nhân bánh, bố ưng loại nào?”. Tôi hơi lúng túng, anh nói: “Bố ăn bánh mì thập cẩm nhé, con có hai ổ đây, bố lấy đi!”. Tôi vui trước thái độ hồ hởi thân tình của anh thanh niên, cảm ơn, nhận túi bánh, và móc tiền ra trả. “Cho chú gửi tiền cháu!”. Anh thanh niên ngạc nhiên: “Ơ, sao lại tiền? Biếu bố mà!”. “Không được đâu, coi như cháu mua giúp người già, thế này quý lắm rồi.” “Không, không phải coi như, mà là con biếu bố...”.
Chúng tôi, nhà thơ Văn Công Hùng, nhà thơ - nhà báo Phạm Đương và tôi, khởi đi từ một địa điểm cách Hội An 12 cây số. Theo chỉ dẫn của Google Maps, chúng tôi tìm đến ngôi nhà nhỏ mà nhà văn Nguyên Ngọc đang… thuê ở.
Gặp anh Nguyên Ngọc không khó, nhưng tới được nhà anh thì không dễ. Hội An bây giờ đã mở rộng rất nhiều, đường ngang phố dọc, đường nho nhỏ như đường ở Huế, công nghệ chỉ đường lại khá tù mù, nên tìm mãi, kết hợp công nghệ và… hỏi bà con, mới tìm được nhà anh Ngọc.
Theo lời mời uống cà phê sáng của anh Nguyễn Sự, chúng tôi lại đưa anh Nguyên Ngọc tìm đến quán cà phê anh Sự đang chờ. Anh Ngọc thuộc đường, nhưng không thuộc quán. Lại phải dùng điện thoại mới tìm ra nhau. Quán cà phê nhỏ, ghế thấp bình dân, được cái thoáng vì nằm trong một cái sân khá rộng.
Tôi cũng đã mấy lần gặp anh Nguyễn Sự, đã quen với tác phong bình dân (và thân dân) của anh, nên không lạ khi tới quán cà phê này.
Chúng tôi ngồi nói chuyện bao đồng. Anh Sự là người nói nhiều, nói vui, nói hài hước, nên chúng tôi bỗng trở nên ít nói, nghe nhiều hơn.
Những câu chuyện của Nguyễn Sự cứ không đầu không cuối, chuyện này bắt sang chuyện khác, đi kèm với câu chuyện là những câu ca dao đặc trưng của vùng Hội An xưa. Có thể nói, tôi chưa gặp một người lãnh đạo địa phương nào mà am hiểu địa phương mình tới chân tơ kẽ tóc như Nguyễn Sự. Không hiểu thì khó yêu. Không yêu thì đừng nói chuyện làm những việc có ích, những việc tốt cho dân địa phương mình.
Từ chuyện xây hố xí trên Cù Lao Chàm, dẫn tới chuyện “Cồn Kiện” - một cồn đất giữa sông Thu Bồn ngày xưa từng khiến dân hai làng mâu thuẫn nhau dẫn tới tranh chấp đổ máu. Khi quan công sứ Pháp về giải quyết vụ này, thì bị dân làng (không rõ làng nào) “nhận nước” (dìm xuống sông) suýt chết. Hóa ra, dân Hội An cũng dữ, chứ không phải toàn hiền là lành như ta nghĩ.
Nguyễn Sự là một người Hội An “đặc ruột”, nghĩa là không pha trộn. Nghe giọng nói của anh thì biết. Nhà thơ Văn Công Hùng nói em đã đi khắp nước, ăn cơm thiên hạ cũng nhiều, nhưng nghe chuyện anh Sự kể chỉ hiểu được… 70%. Tất cả là vì giọng nói “đặc Hội An cổ” này. Tôi thì nghe được, nhưng có chữ cũng phải đoán. Như câu ca dao anh Sự đọc về con cá chai, anh lại phát âm là “cá che”, may là câu ca dao lục bát nên nghe chữ câu bát đoán ra chữ câu lục, mới biết là cá chai. Anh Sự rất thuộc ca dao dân ca, nhất là khi nó phát xuất từ Hội An quê anh. Người như thế, phải gọi là một nhà văn hóa dân gian mới đúng.
Hội An và Đà Nẵng cùng phát triển. Nhưng Hội An khác Đà Nẵng. Cái khác ấy, một phần do đặc chất riêng biệt của Hội An, một phần do cá tính “không giống ai” của lãnh đạo Nguyễn Sự. Ngay lành, nhiệt huyết, tinh tế và thấu hiểu, luôn coi nhân dân là cha mẹ mình, là người thân ruột thịt của mình, nên mọi việc làm hay suy nghĩ của Nguyễn Sự đều hướng về nhân dân, một cách hồn nhiên và bình dị nhất.
Hóa ra, Nguyễn Sự về hưu trước tuổi, lý do là “về chăm sóc cha mẹ già”, thế thôi. Phất tay một phát, là đi.
Nhà văn Nguyên Ngọc nói ít, nhưng là người Hội An gốc, thỉnh thoảng ông chen vào những chi tiết, những mẩu chuyện rất sinh động, nhất là chuyện Hội An khi Nguyên Ngọc còn nhỏ, tầm 12 - 13 tuổi. Tôi phục trí nhớ quá tốt của ông, khi ông nhớ tên những “ông tây” là thầy dạy học hồi ông còn nhỏ, những nhân vật của một Hội An thời xa lắc.
Trí nhớ của tôi bây giờ không tốt lắm, nhưng tôi chợt nhớ nhà văn Thái Bá Lợi từng nói với tôi, Hội An có quán bánh mì Phượng, được nhà ẩm thực nổi tiếng thế giới Anthony Bourdain khen bánh mì quán này “ngon nhất thế giới”. Nghe nhà văn Nguyên Ngọc nói, vừa rồi quán Phượng đã mở một chi nhánh “bánh mì Phượng” ngay tại thủ đô Paris. Đó là điều thật lạ lùng, vì tôi biết bánh mì Paris rất ngon, do có vài lần đi Pháp và được ăn. Vậy mà bánh mì Phượng dám mở quán ngay tại Paris, thì tuyệt thật!
Chợt nhớ ông Philip Kotler - “vua marketing thế giới” từng nói trong một lần đến Việt Nam, rằng Việt Nam có thể thành “nhà bếp của thế giới”. Đó là một nhận định vừa khoa học vừa chân tình của một tiếng nói quyền uy trong nền kinh tế thị trường thế giới. Nhân đây cũng khoe luôn, trong dịp Kotler nói chuyện nguyên một ngày ở một khách sạn 5 sao tại TP.HCM, tôi may mắn được dự nghe. Và tôi đã viết ngay được bài “Chào buổi sáng” cho Báo Thanh Niên về cuộc nói chuyện của Philip Kotler theo đặt hàng của anh Hoàng Hải Vân - Tổng thư ký tòa soạn thời ấy. Ngày hôm sau, tôi đi cà phê với anh Giản Tư Trung - người tổ chức sự kiện này, anh Trung cho tôi hay, sáng sớm tiễn Philip Kotler ra sân bay, anh Trung đã dịch bài báo của tôi cho “vua marketing” nghe. Khi nghe xong, ông Kotler nói nhân viên phục vụ sân bay cho ông mượn cái kéo, rồi ông cẩn thận cắt bài báo của tôi, cho vào cặp.
Xong buổi cà phê sáng với Nguyễn Sự, tôi đề nghị anh Nguyên Ngọc đưa chúng tôi đến quán bánh mì Phượng. Tôi muốn mua vài cái bánh mì ở quán này để ăn thử, xem nó ngon cỡ nào. Hóa ra, quán Phượng khá nhỏ, nằm trên đường Phan Châu Trinh, dễ nhận ra vì có một dòng người xếp hàng khá dài. Tạm biệt anh Nguyên Ngọc, tôi đứng vào hàng những người hâm mộ “bánh mì Phượng”, kiên nhẫn chờ đến lượt. Thành phần xếp hàng mua bánh khá đa dạng, ta có Tây có, nhiều anh chị da trắng, da đen, da vàng, nam phụ ấu, thêm tôi là “lão”.
Chợt nhớ, vào buổi chiều tối 23.5.2016, tổng thống Mỹ khi ấy là ông Barack Obama cùng Anthony Bourdain làm “hoa tiêu” đã đến một quán bún chả ở Hà Nội để thưởng thức món bún chả Việt Nam. Tôi không được gặp tổng thống Mỹ, nhưng được gặp khá nhiều người phương Tây đứng xếp hàng chờ mua bánh mì Phượng, và tôi đã hiểu. Khi người ta cùng thích ăn một món gì đó với nhau, thì rất dễ thân tình.
Khi tôi gần tới lượt được mua bánh, đột nhiên có tiếng gọi: “Bố ơi, bố mua bánh mì à?”. Tôi nhìn ra, thấy một anh thanh niên, xăm trổ đầy hai tay, đang ngồi uống cà phê ở quán bên cạnh. Tôi nói đúng rồi, anh thanh niên hỏi: “Bố mua bánh mì gì?”. Tôi ngạc nhiên: “Thì bánh mì chứ bánh mì gì?”. Anh thanh niên giải thích: “Ở đây có nhiều loại bánh mì, tùy theo nhân bánh, bố ưng loại nào?”. Tôi hơi lúng túng, anh nói: “Bố ăn bánh mì thập cẩm nhé, con có hai ổ đây, bố lấy đi!”. Tôi vui trước thái độ hồ hởi thân tình của anh thanh niên, cảm ơn, nhận túi bánh, và móc tiền ra trả. “Cho chú gửi tiền cháu!”. Anh thanh niên ngạc nhiên: “Ơ, sao lại tiền? Biếu bố mà!”. “Không được đâu, coi như cháu mua giúp người già, thế này quý lắm rồi.” “Không, không phải coi như, mà là con biếu bố...”.
Lòng tốt hồn nhiên của anh thanh niên ở Hội An khiến tôi khó nghĩ, nhưng nói gì anh cũng không chịu nhận tiền. Đành cảm ơn anh và nhận túi quà. Đó là túi quà rất nhiều nghĩa tình từ một người không quen mà tôi được nhận. Vậy nên, đừng nhìn mấy hình xăm mà đánh giá người ta. Lòng tốt là cái gì kỳ lạ lắm, bình dị lắm, bất ngờ lắm.